Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2 5 ở một số khu vực điển hình của thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Thực hiện quan trắc, lấy mẫu bụi mịn PM2.5 tại 10 điểm trên địa bàn TP. Hà Nội.

a) Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu bụi:

- Thiết bị lấy mẫu bụi thể tích lớn: Kimoto High Volume Air Sampler, Nhật Bản, Model-120SL.

- Cân phân tích: với độ chính xác ±0,1 mg.

- Ẩm kế đo độ ẩm khơng khí; nhiệt kế đo nhiệt độ khơng khí; hộp bảo quản mẫu.

- Màng lọc.

Hình 2.1. Thiết bị lấy mẫu bụi thể tích lớn Kimoto để xác định nồng độ

bụi mịn PM2.5

b) Phương pháp tiến hành:

- Giấy lọc được ổn định trong môi trường nhiệt độ 20-23°C ± 2°C và độ ẩm 30 -40% ± 5%.

- Lắp màng lọc vào thiết bị lấy mẫu khí thể tích lớn. - Thực hiện việc lấy mẫu theo quy chuẩn:

+ Bụi PM2.5: lấy mẫu theo phương pháp AS/NZS 3580.9.7:2009. + Mẫu khơng khí được lấy ở độ cao 1,5 – 2,5 m cách mặt đất. + Tốc độ hút : Flow rate bằng 16,7C/ phút.

+ Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thống gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số lượng điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể.

+ Bật máy, đồng thời xác định thời điểm bắt đầu lấy mẫu; Cứ 1 giờ ghi giá trị lưu lượng l lần;

+ Sau thời gian lấy mẫu 24 giờ, tắt máy;

+ Dùng panh gắp màng lọc vào bao, để vào hộp bảo quản.

- Cân màng lọc sau khi lấy mẫu. Việc cân màng lọc trước và sau khi lấy mẫu phải được thực hiện trong những điều kiện như nhau, trên cùng một cân phân tích bởi cùng một kĩ thuật viên;

- Ghi kết quả cân trước và sau khi lấy mẫu lên bao ngoải của màng lọc (ml và m2);

- Mỗi loại màng lọc và mỗi lô màng lọc cần lấy một số mẫu trắng (cái lọc đối chứng).

c) Vị trí quan trắc lấy mẫu:

Cơ sở lựa chọn vị trí quan trắc, lấy mẫu khí tại thành phố Hà Nội:

Nguồn phát thải chính gây ONMT khơng khí bao gồm các hoạt động giao thông (các nút giao thông lớn, các bến xe, nhà ga,…), các hoạt động sản xuất công nghiệp (KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ), các hoạt động dân sinh (trường học, bệnh viện, khu chung cư đông dân, trung tâm thương mại, xây dựng dân dụng), các làng nghề. Đối với thành phố Hà Nội, với diện tích tự nhiên lớn, đông dân cư, nhiều trung tâm thương mại lớn, nhiều nút giao thông lớn, tập trung nhiều làng nghề, nhiều khu, cụm cơng nghiệp, do đó số lượng điểm quan trắc được lựa chọn là 10 điểm để đặc trưng cho các khu vực có nguồn phát sinh ơ nhiễm khơng khí, đồng thời khoảng cách giữa 10 điểm là tương đương nhau để đặc trưng cho mức độ đồng đều chất lượng khơng khí của TP. Hà Nội.

Để khái quát được hiện trạng mơi trường khơng khí của thành phố Hà Nội, các vị trí quan trắc lấy mẫu nằm rải rác trên khắp địa bàn thành phố và nằm trong các khu vực đặc thù: các nút giao thơng chính, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bến xe, các trung tâm thương mại lớn và các khu dân cư

đơng đúc. Các vị trí lấy mẫu cụ thể như sau: 10 vị trí đại diện cho 4 loại nguồn gây ơ nhiễm khơng khí chính tại Hà Nội được lựa chọn như sau:

1) Ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi; 2) Ngã Tư Ô Chợ Dừa;

3) Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi; 4) Làng nghề đồ gỗ Liên Hà; 5) Làng nghề gốm Bát Tràng; 6) Bến xe Yên Nghĩa;

7) Bến xe Giáp Bát;

8) Khu công nghiệp Nam Thăng Long; 9) Trung tâm thương mại AEON Mall; 10) Khu dân cư Times City;

d) Tính tốn kết quả:

* Xác định thể tích khơng khí đi qua cái lọc: Thể tích khơng khí đi qua cái lọc, lít, được xác định bằng cơng thức 2.1 sau:

Cơng thức 2.1:

Trong đó:

t - thời gian lấy mẫu, phút;

N - số lần đọc giá trị lưu lượng L;

Li - giá trị lưu lượng ở thời điểm i, lít/phút.

Thể tích khơng khí (V0), lít, qua cái lọc được quy về điều kiện tiêu chuẩn (P = 102 kPa, T = 298K) được tính theo cơng thức 2.2 sau:

Trong đó:

V thể tích khơng khí đi qua cái lọc;

P - áp suất trung bình của khơng khí tại nơi lấy mẫu, kPa;

t - nhiệt độ trung bình của khơng khí trong thời gian lấy mẫu, °C.

* Xác định hàm lượng bụi trong khơng khí: Hàm lượng bụi trung bình một ngày đêm (C24h) mg/m3 của khơng khí đọc tính bằng cơng thức 2.3 sau:

Cơng thức 2.3:

Trong đó:

m1 - khối lượng ban đầu của cái lọc;

m2 - khối lượng của cái lọc sau khi lọc mẫu;

b - giá trị trung bình cộng của hiệu khối lượng của những cái lọc đối chứng được cân cùng thời điểm với cái lọc lấy mẫu, mg;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2 5 ở một số khu vực điển hình của thành phố hà nội (Trang 32 - 36)