ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM BỤI MỊN PM2.5 Ở MỘT SỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2 5 ở một số khu vực điển hình của thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM BỤI MỊN PM2.5 Ở MỘT SỐ

SỐ KHU VỰC ĐIỂN HÌNH CỦA TP. HÀ NỘI

Tại 10 vị trí quan trắc được lựa chọn, tiến hành lấy mẫu trong 3 ngày liên tiếp và lấy giá trị trung bình của 3 ngày này làm giá trị nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình ngày của vị trí đó.

Kết quả phân tích bụi mịn PM2.5 tại một số khu vực của TP. Hà Nội được thể hiện trên đồ thị hình 3.1.

Hình 3.1: Kết quả đo bụi mịn PM2.5 tại một số khu vực của TP. Hà Nội tháng 3/2020

Kết quả trên đồ thị hình 3.1 cho thấy, hàm lượng bụi mịn PM2.5 tại thành phố Hà Nội ở các khu vực khác nhau là khác nhau và có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực. Trong số các khu vực được khảo sát, hàm lượng bụi ở khu vực dân cư Times City hay trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên là thấp nhất và chưa vượt quy chuẩn cho phép đối với nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ trong QCVN 05:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh. Cụ thể: nồng độ bụi mịn PM2.5 ở khu vực dân cư Times City là 37 µg/m3 và nồng độ bụi mịn PM2.5 trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên là 11 µg/m3. Ngun nhân có thể

là do: bụi mịn PM2.5 chủ yếu được sinh ra do các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng cơng trình hoặc sản xuất cơng nghiệp, do đó ở khu chung cư Times City, hàm lượng bụi chỉ cao vào giờ đi làm buổi sáng (khoảng 7 – 8 giờ) và giờ tan tầm buổi chiều (18 – 20 giờ), còn các hoạt động dân sinh ở khu chung cư Times City ít phát sinh bụi mịn, dẫn đến nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình trong ngày ở đây khơng cao. Đối với trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên, thực tế khảo sát ở đây cho thấy hàng ngày, công nhân vệ sinh thường xuyên quét dọn ở sân và bên trong trung tâm thương mại nên lượng bụi tổng nói chung, lượng bụi mịn PM2.5 nói riêng ở đây là không cao và kết quả đo đạc ở trên đã chỉ rõ điều đó.

Các khu vực như làng nghề và khu, cụm cơng nghiệp có hàm lượng bụi mịn cao hơn 2 khu vực trên và đều ở ngưỡng vuợt quy chuẩn cho phép, tuy nhiên mức độ vượt chưa cao. Cụ thể: nồng độ bụi mịn PM2.5 trong KCN Nam Thăng Long là 58 µg/m3, cụm cơng nghiệp Ngọc Hồi là 52 µg/m3, làng nghề Bát Tràng là 51 µg/m3, làng gỗ Liên Hà là 55 µg/m3. Đối với KCN Nam Thăng Long, do các hoạt động sản xuất và di chuyển vào ra của các xe chở hàng, container phát sinh bụi nên hàm lượng bụi ở đây tương đối cao. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuất trong KCN đều có hệ thống xử lý khí thải, nên thực tế bụi mịn ở khu vực này có vượt quy chuẩn, nhưng mức độ vượt không đáng kể. Với cụm công nghiệp Ngọc Hồi cũng tương tự, hàm lượng bụi mịn cũng vượt quy chuẩn cho phép nhưng mức vượt khơng đáng kể, thậm chí thấp hơn khu vực KCN Nam Thăng Long. Nguyên nhân có thể do đặc điểm các cụm công nghiệp là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, mức độ phát thải bụi cũng thấp hơn so với KCN. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất trong cụm cơng nghiệp Ngọc Hồi khơng tập trung hồn tồn một chỗ mà phân tán, đan xen trong các khu dân cư, vì vậy nồng độ bụi mịn PM2.5 đo được ở đây cũng thấp hơn một chút so với KCN Nam Thăng Long. Làng gốm Bát Tràng và làng nghề gỗ Liên Hà cũng có mức độ bụi mịn PM2.5 vượt quy chuẩn Quốc gia một chút. Nguyên nhân là do một số hộ có lò nung gốm ở Bát Tràng và các hộ làm nghề mộc ở Liên Hà (bào, đục, cưa gỗ) phát sinh ra các loại bụi, trong đó có bụi mịn PM2.5. Tuy nhiên, cũng giống như cụm công nghiệp Ngọc Hồi, các hộ sản xuất trong làng nghề không tập trung mà tản

mát, đan xen với các khu dân cư, do đó hàm lượng bụi mịn PM2.5 ở đây có vượt QCVN05:2013/BTNMT, nhưng mức độ vượt không lớn.

Khu vực nút giao thông lớn như nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, nút giao ngã 6 Ô Chợ Dừa là những nơi có mật độ giao thơng rất cao, đặc biệt là vào giờ đi làm buổi sáng (7 – 8 giờ) và giờ tan tầm (18-20 giờ), do vậy khói bụi từ các phương tiện giao thông đã làm cho nồng độ bụi mịn PM2.5 ở đây rất cao, vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Khu vực bến xe Giáp Bát, Yên Nghĩa cũng là nơi có lưu lượng xe khách, taxi, xe ơm,... ra vào rất cao và khói bụi của các phương tiện này làm cho bụi mịn PM2.5 ở đây tăng cao, vượt QCVN 05:2013/BTNMT. Cụ thể: nồng độ bụi PM2.5 trong nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến là 75 µg/m3, nút giao ngã 6 Ơ Chợ Dừa là 62 µg/m3, Khu vực bến xe Giáp Bát là 96 µg/m3, Khu vực bến xe Yên Nghĩa là 77 µg/m3. Ở nước ta, nhiều phương tiện cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ra mơi trường với mức độ độc hại ngày càng lớn. Đặc biệt, nhiều phương tiện cũ nát, quá hạn sử dụng rất lâu vẫn ngang nhiên tham gia giao thơng. Đây chính là lý do dẫn đến việc hàm lượng bụi mịn PM2.5 ở một số khu vực trên tăng cao, vượt quy chuẩn Quốc gia.

Tóm lại, qua khảo sát, thực nghiệm, đánh giá hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 ở một số khu vực điển hình của TP. Hà Nội, có thể thấy rằng, ở các khu dân cư, trung tâm thương mại, hàm lượng bụi mịn PM2.5 vẫn còn thấp dưới mức quy chuẩn; các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, hàm lượng bụi mịn PM2.5 bắt đầu vượt quy chuẩn cho phép nhưng mức độ vượt không đáng kể; riêng khu vực nút giao thông lớn, bến tàu, xe, hàm lượng bụi mịn PM2.5 tương đối cao, vượt quy chuẩn cho phép tương đối lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2 5 ở một số khu vực điển hình của thành phố hà nội (Trang 40 - 42)