Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2 5 ở một số khu vực điển hình của thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Sau khi thu thập, kế thừa những dữ liệu, tiến hành chọn lọc, phân tích và xử lý các dữ liệu cần thiết. Phân tích thống kê, xử lý các số liệu để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến phân bố theo thời gian và không gian của hàm lượng bụi PM2.5.

Dữ liệu được phân loại thành các bộ dữ liệu khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến nồng độ PM2.5 bằng bảng tính (Excel) và phần mềm phân tích thống kê (SPSS V.20). Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và đồ thị hộp đã được sử dụng để chứng minh sự khác biệt giữa các bộ dữ liệu. Công cụ thống kê SPSS (Statistical Package for Social Sciences) được sử dụng để đánh giá mối tương quan giữa nồng độ PM2.5 và các yếu tố khí

tượng thơng qua hệ số tương quan Spearman (r). Đây là hệ số sử dụng để đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa 2 biến, sử dụng khi phân phối của tổng thể được giả sử không phải là phân phối chuẩn hoặc trong trường hợp có các giá trị quan sát bất thường (lớn quá hoặc nhỏ quá):

Hệ số tương quan Spearman sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Nếu r >0, có sự tương quan dương giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại. Nếu r < 0, có sự tương quan âm giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại. Giá trị tuyệt đối của r càng cao, thì mức độ tương quan giữa hai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến.

Sự khác biệt trung bình về mặt thống kê của nồng độ PM2.5 trong mùa khô và mùa mưa cũng được xây dựng để cho thấy sự khác biệt trung bình giữa hai biến tổng thể (Thử nghiệm T- mẫu độc lập). Giá trị Sig. của T-Test mẫu độc lập có xác suất α = 0,05 và độ tin cậy là 95%. Khi Sig. <0,05, có sự khác biệt về giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng và nồng độ PM2.5 trong hai biến tổng thể (mùa khô và mùa mưa), ngược lại, trong trường hợp Sig. ≥ 0,05, có sự giống nhau giữa giá trị trung bình của hai biến tổng thể.

Sử dụng hệ số tương quan kết hợp với phân tích từ các đồ thị sẽ giúp nghiên cứu mối quan hệ giữa nồng độ bụi và các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi mịn PM2 5 ở một số khu vực điển hình của thành phố hà nội (Trang 36 - 37)