Đối thủ cạnh tranh
2.3.3 Giám sát, điều hành, đánh giá và rút kinh nghiệm
Giám sát
Trong thời gian qua, công ty CP Việt Mỹ đã tiến hành đàm phán với nhiều đối tác châu Âu để nhập khẩu sản phẩm hàng hóa. Với mỗi cuộc đàm phán thì công tác giám sát lại khác nhau.
Phương pháp giám sát mà hiện nay công ty đang áp dụng chủ yếu là phương pháp phiếu giám sát .Công ty lập phiếu giám sát liệt kê các sự kiện và công việc đã ngầm định
hoặc đề cập rõ ràng trong các nội dung đàm phán, ngày tháng mà những sự kiện đó xảy ra, và các giải pháp giám sát, phòng ngừa cần thực hiện.
Điều hành
Trong quá trình giám sát nếu xảy ra bất kỳ sự cố gì thì công ty sẽ phải có những hành động để điều chỉnh, khắc phục. Khi có bất kỳ tình huống nào phát sinh, nhân viên xuất nhập khẩu phải có nghĩa vụ báo lại cho Trưởng phòng. Trong trường hợp có những vấn đề như có sự thay đổi về thông tin, thay đổi địa điểm đàm phán…Trưởng phòng sẽ hướng dẫn nhân viên cách giải quyết.Khi phát sinh các tính huống có tính chất phức tạp hơn như: đối tác châu Âu yêu cầu điều chỉnh nội dung về giá…nhân viên báo cáo tình hình với Trưởng phòng và đợi lệnh, Trưởng phòng đề ra các phương án giải quyết trình Giám đốc để Giám đốc quyết định lựa chọn phương án giải quyết tối ưu.
Đánh giá và rút kinh nghiệm
Sau mỗi cuộc đàm phán thì công ty lại họp và đánh giá kết quả của cuộc đàm phán, xem xét những cái gì đã đạt được, những cái gì chưa đạt được, tìm hiểu những nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm cho những cuộc đàm phán sau này của công ty với các đối tác châu Âu (với 100% ý kiến cho rằng công ty có thực hiện công tác này). Qua các cuộc đàm phán, các đàm phán viên cũng có thêm kinh nghiệm và tự rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy, đa số các đối tác châu Âu sau khi kết thúc đàm phán đều vẫn thường xuyên gửi chào hàng, báo giá tới công ty cho dù trước đó kết quả đàm phán không thành công. Điều đó chứng tỏ công ty rất có uy tín trong mắt bạn hàng.