Lập kế hoạch đàm phán

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu lực quản trị quy trình đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu sản phẩm dầu nhờn tại công ty CP dầu nhờn quốc tế Việt Mỹ (Trang 28 - 29)

 Đối thủ cạnh tranh

2.3.1 Lập kế hoạch đàm phán

Vì nhận thức được tầm quan trọng của công việc lập kế hoạch cho quá trình đàm phán cho nên trước bất kỳ một cuộc đàm phán nào, công ty luôn vạch ra các kế hoạch đàm phán như xác định mục đích và mục tiêu đàm phán với đối tác châu Âu là gì, lập kế hoạch hành động bao gồm kế hoạch về chiến lược, kế hoạch về nhân sự và chương trình làm việc. (với 100% ý kiến cho rằng đây là công tác quan trọng đối với mỗi cuộc đàm phán mà công ty quan tâm)

Đối với các đối tác châu Âu, chiến lược đàm phán mà công ty thường sử dụng là chiến đàm phán kiểu nguyên tắc và chiến lược đàm phán kiểu mềm (với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 55% và 40%), rất ít sử dụng chiến lược đàm phán kiểu cứng. Khi lập kế hoạch chiến lược đàm phán, các nhà quản trị thường dựa vào mối quan hệ, mục tiêu đàm phán của hại bên để đưa ra chiến lược phù hợp. Chẳng hạn, công ty sử dụng kết hợp chiến lược kiểu nguyên tắc và kiểu mềm khi đàm phán với đối tác là tập đoàn Exxon Mobil.Về kế hoạch nhân sự, các nhà quản trị sẽ vạch ra kế hoạch đoàn đàm phán gồm mấy người và thành phần như thế nào tùy theo từng đối tác. Sau đó sẽ bố trí, sắp xếp vị trí của từng thành viên trong đoàn bao gồm: Trưởng đoàn đàm phán, thư ký, đàm phán viên. Nhưng hầu như đoàn đàm phán của công ty thường gồm có 3 thành phần: chuyên gia pháp lý, chuyên gia thương mại và nhân

viên kỹ thuật. Còn đối với các đối tác như: Schaffler thì thường do trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành đàm phán qua thư tín.

Ngoài ra, việc lập kế hoạch về địa điểm và thời điểm tiến hành đàm phán cũng được các nhà quản trị công ty quan tâm. Đối với đối tác là Exxon Mobil thì công ty thường đàm phán gặp gỡ trực tiếp vì số vốn sẽ bỏ ra là rất lớn, cho nên việc xác định địa điểm và thời điểm đàm phán tạo thuận lợi cho cả hai bên là rất quan trọng. Hàng năm, địa điểm đàm phán có thể tại công ty hoặc tại trụ sở của đối tác ở châu Âu tùy thuộc vào sự thống nhất của hai bên. Và cuối cùng, các nhà quản trị sẽ hoạch định một chương trình làm việc phù hợp với công ty. Do đó, có thể thấy công tác lập kế hoạch đàm phán được các nhà quản trị của công ty CP Việt Mỹ thực hiện tương đối khá với mức điểm tương ứng là 3.2 điểm.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu lực quản trị quy trình đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu sản phẩm dầu nhờn tại công ty CP dầu nhờn quốc tế Việt Mỹ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w