Lưu đồ thuật toán INC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành: KTĐK tđh (Trang 74 - 75)

3.2.4. Thuật toán điện dung ký sinh (PC – ParasiticCapacitance)

Trong mỗi tế bào pin mặt trời đều có một điện dung ký sinh và chúng được sử dụng để xác định điểm công suất cực đại. Kỹ thuật điện dung ký sinh sử dụng gợn sóng chuyển mạch để xáo trộn mảng. Để tính toán điện dung ký sinh các gợn sóng trung bình trong công suất và điện áp mảng tạo ra bởi tần số chuyển mạch được đo và sử dụng để tính toán độ dẫn mảng. Sau đó thuật toán dẫn gia tăng được sử dụng để xác định hướng điểm hoạt động của MPP. Đây có thể coi là một sự cải tiến của kỹ thuật INC. Thuật toán này có nhược điểm phức tạp, mặt khác vì điện dung ký sinh thường rất nhỏ nên chỉ thích hợp cho hệ thống lớn có nhiều modul mắc song song. Ngoài ra khi có tụ điện lớn mắc ở đầu vào của

chuyển đổi DC-DC thì phương pháp này mất tác dụng.

3.3. MPPT SỬ DỤNG LOGIC MỜ

Các phương pháp MPPT theo Q&O và INC có ưu điểm là đơn giản song chúng có chung một nhược điểm là chưa đề cập đến vị trí điểm làm việc đang xét. Sau đây tác giả đề xuất giải pháp một sử dụng bộ điều khiển mờ để xây dựng thuật toán theo dõi và duy trì điểm làm việc có công suất cực đại cho hệ thống điện mặt trời nối lưới. Từ đường cong quan hệ giữa công suất và điện áp (P-U) của tấm pin (hình 3.7) ta thấy khi hệ thống làm việc ở phía trái điểm Pmax thì dP/dU dương cần tăng điện áp để hệ thống tiến đến điểm Pmax, ngược lại khi hệ thống làm việc ở phía phải điểm Pmax thì dP/dU âm cần giảm điện áp để hệ thống tiến đến điểm Pmax. Hệ thống làm việc tại điểm Pmax thì dP/dU = 0.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành: KTĐK tđh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)