Trong đó hình 2.15 a, b là đặc tính P(U) và đặc tính I(U) của PV với các mức bức xạ khác nhau; hình 2.15 c,d là đặc tính P(U) và đặc tính I(U) của
PV với nhiệt độ khác nhau. Từ đó ta có nhận xét sau:
Dòng ngắn mạch Isc tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ mặt trời và ít thay
đổi theo nhiệt độ.
Điện áp hở mạch tỉ lệ nghịch với nhiệt độ và ít thay đổi theo bức xạ mặt trời.
Công suất modul PV thay đổi nhiều theo cả bức xạ mặt trời và nhiệt độ tấm PV. Mỗi đường đặc tính P(U) có một điểm ứng với công suất lớn nhất, gọi là điểm công suất cực đại (MPP - Max Power Point).
2.4. HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
2.4.1. Ý nghĩa hệ thống điện mặt trời
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và ngay cả thủy điện thì có hạn khiến cho nhân loại đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt trời là một trong những hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển năng lượng, không những đối với những nước phát triển mà ngay cả với những nước đang phát triển.
Năng lượng mặt trời (NLMT)- nguồn năng lượng sạch và tiềm tàng nhất đang được loài người đặc biệt quan tâm. Do đó việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời và triển khai ứng dụng chúng vào thực tế là vấn đề có tính thời sự.
Vấn đề sử dụng NLMT dưới dạng điện năng đã được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm. Mặc dù tiềm năng của NLMT rất lớn, nhưng tỷ trọng năng lượng điện được sản xuất từ NLMT trong tổng năng lượng điện tiêu thụ của thế giới vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chính chưa thể thương mại hóa các thiết bị và công nghệ sử dụng NLMT là do còn tồn tại một số hạn chế lớn chưa được giải quyết :
Giá thành thiết bị còn cao
Hiệu suất thiết bị còn thấp
Hiện nay có hai hệ thống khai thác sử dụng năng lượng mặt trời dưới dạng điện năng (gọi tắt là hệ thống điện mặt trời) là hệ thống điện mặt trời làm việc độc lập và hệ thống điện mặt trời nối lưới.
2.4.2. Hệ thống điện mặt trời làm việc độc lập
Hệ thống điện mặt trời độc lập là hệ nguồn không nối với mạng lưới điện quốc gia hay địa phương. Hệ nguồn này được ứng dụng ở các khu vực không có điện lưới như ngoài đảo xa, khu vực miền núi, những nơi xa xôi, hẻo lánh, ... Sơ đồ khối một hệ thống điện mặt trời độc lập được chỉ ra trên Hình 2.13, chúng thường bao gồm các khối sau: