Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế 002 (Trang 68 - 79)

7. Cơ cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các

3.1.2. Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về

về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án

Với xu hướng mở rộng phạm vi thẩm quyền cho các Tòa án cấp huyện như hiện nay và từ thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án trong BLTTDS cho thấy đã nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, bất cập:

- Thứ nhất là, vướng mắc trong việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh trong thực tiễn thực hiện

Theo quy định của pháp luật thì việc xác định thẩm quyền giữa Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện thường căn cứ vào tính chất của vụ việc và năng

lực giải quyết tranh chấp của các cấp Tòa án. Tuy nhiên, BLTTDS 2004 lại không có những quy định, hướng dẫn một cách rõ ràng về vấn đề này gây không ít khó khăn trong quá trình áp dụng. Cụ thể là:

Một số tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động… thường là những vụ án có nhiều khó khăn, phức tạp lại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, như các vụ án tranh chấp về nhà ở, các tranh chấp về quyền sử dụng đất, những vụ án có giá ngạch lớn…Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong các vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề này thì việc giải quyết là rất khó khăn, đòi hỏi Tòa án phải thu thập rất nhiều tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án và thường phải tiến hành quá trình xác minh rất phức tạp như việc xác minh quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhà ở và đất đai đòi hỏi phải thu thập rất nhiều loại giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính rất phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức... Trong khi đó, đối với một số tranh chấp có nội dung đơn giản hơn lại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh, điển hình như tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu…Về thực tế thì việc giải quyết các loại tranh chấp này thủ tục thường rất đơn giản và nhanh gọn.

Thông thường tính chất phức tạp của một vụ án phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án và quá trình hoàn thiện hồ sơ. Chính do sự bất hợp lý trong việc phân định thẩm quyền giữa các cấp Tòa án như vậy đã gây ra nhiều khó khăn cho Tòa án cấp huyện với năng lực vốn có của mình lại phải giải quyết các tranh chấp có tính phức tạp như trên. Chính vì vậy mà thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, hiệu quả của hoạt động tố tụng bị giảm sút và dẫn đến quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ tranh chấp không được bảo vệ kịp thời.

Có thể minh chứng cho thực trạng này thông qua vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tọa lạc tại 131 đường Huỳnh Thúc Kháng – phường

Phú Hòa – TP Huế giữa nguyên đơn ông Phan Văn Thái với bị đơn ông Nguyễn Thanh Quỳnh được Tòa án nhân dân Thành phố Huế thụ lý vào ngày 20/5/2011.

Theo nghiên cứu thì đây là vụ án phức tạp, giá trị tài sản tranh chấp rất lớn. Trong quá trình Tòa án nhân dân Thành phố Huế giải quyết vụ án này thì bị đơn có cung cấp thêm một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là ông Nguyễn Thanh Quyền và bà Nguyễn Thị Thanh Loan ở tại địa chỉ 7911Barnstormer CT, Chino, CA, USA; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy và bà Nguyễn Thị Thanh Hương ở tại địa chỉ 6302 Cape Forward Dr Houston Texas 77038 USA.

Quá trình Tòa án nhân dân Thành phố Huế xác minh thời điểm các đương sự nêu trên định cư ở nước ngoài (nước Mỹ) là trước thời điểm Tòa án nhân dân Thành phố Huế thụ lý vụ án và không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm thụ lý vụ án. Do đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 33 và Điều 34 BLTTDS; điểm 4.1 khoản 4 phần 1 Nghị Quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân Thành phố Huế chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án dân sự nói trên cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế không chấp nhận vì cho rằng vụ án đã được Tòa án nhân dân Thành phố Huế thụ lý đúng thẩm quyền, việc các đương sự cung cấp thêm một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ở nước ngoài là có sự thay đổi sau khi thụ lý, nên Tòa án nhân dân Thành phố Huế vẫn phải tiếp tục giải quyết vụ án đó.

Tác giả luận văn cho rằng đây là vụ án có giá trị tài sản lớn, phức tạp, có nhiều người tham gia và đây không phải là có sự thay đổi lớn sau khi Tòa án nhân dân Thành phố Huế thụ lý mà các đương sự đã không có mặt tại Việt Nam tại thời điểm thụ lý vụ án. Do đó, vụ án này Tòa án nhân dân tỉnh Thừa

Thiên Huế thụ lý và giải quyết là phù hợp với năng lực và trách nhiệm của mình mà pháp luật đã quy định. Đồng thời theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự thì lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định và gửi đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để thực hiện theo thủ tục chung (Điều 9). Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự khi vụ án cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cho nước ngoài là phù hợp.

- Thứ hai là, vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với những vụ án phải tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cho Tòa án nước ngoài

Theo quy định BLTTDS 2004 thì vấn đề ủy thác cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cho Tòa án nước ngoài chỉ được xác định sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án đã nảy sinh nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Còn theo hướng dẫn tại nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC thì vụ việc mà Tòa án cấp huyện đã thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 BLTTDS 2004, Tòa án cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Tức là nếu một khi Tòa án cấp huyện đã thụ lý vụ án thì sẽ phải tiếp tục giải quyết vụ án đó cho dù sau khi thụ lý, vụ án có sự thay đổi lớn như có

đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cho Tòa án nước ngoài.

Vì vậy, với các quy định về không thay đổi thẩm quyền đã dẫn đến sự mâu thuẫn trên thực tế là những việc có cùng bản chất là cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án nước ngoài nhưng thời điểm phát sinh ra sự “cần thiết” đó sẽ quyết định vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện. Và vấn đề đặt ra ở đây là trong những trường hợp này, liệu Tòa án cấp huyện sẽ giải quyết như thế nào, với hiệu quả ra sao. Qua lý luận và thực tiễn xét xử ta có thể nhận xét rằng với khả năng hạn chế của mình Tòa án cấp huyện sẽ khó có thể giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đúng đắn vì vậy mà quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án đó không được kịp thời được bảo vệ.

Có thể minh họa cho thực trạng này qua một số vụ án sau đây:

1° Vụ án thứ nhất:

Ngày 15/12/2009 Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý vụ án tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Phan Vĩnh với bị đơn ông Võ Đại Tịnh và bà Lư Thị Minh. Nội dung vụ án như sau: Năm 2000 ông Phan Vĩnh và bà Hoàng Thị Ban được UBND Thành phố Huế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tọa lạc tại số 6 đường Nhật Lệ - phường Thuận Thành – TP Huế với diện tích 204 m2, trong quá trình sử dụng ông bà đã xây dựng một ngôi nhà trên diện tích đất này. Đến tháng 3/2008 ông bà tiếp tục xây dựng thì phát hiện ra vợ chồng ông Võ Đại Tịnh và bà Lư Thị Minh đang sử dụng quyền sử dụng đất tọa lạc tại số 4 đường Nhật Lệ - phường Thuận Thành – TP Huế có lấn chiếm đất của ông bà với diện tích khoảng 8m2. Ông Vĩnh và bà Ban đã gửi đơn khiếu nại đến UBND phường Thuận Thành- TP Huế để yêu cầu giải quyết, sau khi UBND phường hòa giải không thành, ông Vĩnh khởi kiện đến Tòa án nhân dân TP Huế.

Sau khi Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý vụ án và xác định bà Hoàng Thị Ban (vợ ông Vĩnh) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vào khoảng tháng 3/2010 bà Ban chết, do đó những người con của ông Vĩnh và bà Ban tham gia tố tụng với tư cách là người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà Ban. Trong đó có hai người con là anh Phan văn Phú và chị Phan Thị Sử đang trú tại nước Mỹ cụ thể ở tại: 56 DRAPER ST#2 DORCHESTER MA 02122-USA.

Tòa án nhân dân Thành phố Huế cho rằng những người con của bà Ban và Vĩnh đã cư trú ở nước ngoài trước khi bà Ban chết, nên vụ án này cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại Mỹ nên vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, Tòa án nhân dân Thành Phố Huế đã ra quyết định chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết theo thẩm quyền. Nhưng sau đó Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã căn cứ vào Điều 412 BLTTDS chuyển hồ sơ lại cho Tòa án nhân dân Thành phố Huế với lý do không thay đổi thẩm quyền giải quyết là phù hợp với pháp luật vì sự tham gia tố tụng của các người con của bà Ban với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là có sự thay đổi lớn sau khi bà Ban chết. Tuy nhiên, sau khi Tòa án nhân dân Thành phố Huế thụ lý giải quyết lại thì rất khó khăn trong việc ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại Mỹ vì chưa có kinh nghiệm giải quyết vấn đề này, làm cho vụ án kéo dài.

2° Vụ án thứ hai:

Tòa án nhân dân Thành phố Huế đã thụ lý và xét xử vụ án tranh chấp đòi lại nhà và quyền sử dụng đất cho ở nhờ tọa lạc tại 4 kiệt 372 đường Phan Chu Trinh – An Cựu – TP Huế giữa người đại diện cho các nguyên đơn là ông Lê Hữu Đức với bị đơn là bà Võ Thị Như.

Hữu Vỹ lập giấy thỏa thuận chuyển quyền hưởng dụng cho ông Lê Hữu Khương vào năm 1965, trước khi chuyển nhượng trên diện tích đất này ông Vỹ đã cho bà Như ở nhờ với diện tích khoảng 38 m2. Sau khi chuyển nhượng ông Khương nhiều lần đòi bà Như trả lại diện tích nhà và đất trên nhưng bà không trả. Sau khi ông Khương chết thì các con của ông Khương là ông Lê Hữu Phúc, Lê Hữu Phước Anh, Lê Hữu Đức khởi kiện đòi bà Như trả lại diện tích nhà và đất trên. Theo đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo thì còn có ông Lê Hữu Thái (là con của ông Lê Hữu Khương) cư trú tại Mỹ địa chỉ cụ thể: 4316 Lakeview J. SE lacey, WA98503, USA, ông Thái đã có văn bản nhường quyền hưởng di sản thừa kế cho ông Lê Hữu Đức nhưng văn bản này chưa được hợp pháp hóa Lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án bị kháng cáo, ngày 23/03/2012 Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định vụ án này có đương sự ở nước ngoài, cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của nước Việt Nam tại Mỹ nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Huế vì khi khởi kiện ông Thái đang định cư ở Mỹ và không có mặt tại Việt Nam tại thời điểm nộp đơn khởi kiện nên vụ án có đương sự ở nước ngoài nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Do đó đã hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Huế.

Như vậy, với hai vụ việc có cùng bản chất về tính phức tạp do có đương sự ở nước ngoài, cần phải thực hiện việc uỷ thác tư pháp nhưng phương án xử lý của Toà án tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chưa thực sự nhất quán. Xét về lý luận thì các quy định hiện hành về không thay đổi thẩm quyền theo cấp Toà án dường như chưa thực sự hợp lý và cần phải có sự nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp hơn.

- Thứ ba là, vướng mắc trong việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 34 BLTTDS 2004

có quyền lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện lên giải quyết”. Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn áp dụng BLTTDS hiện hành lại không hề có quy định là trong trường hợp cụ thể nào mới được áp dụng, đã dẫn đến sự tùy tiện của Tòa án tỉnh trong việc áp dụng.

Từ thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế trong các năm gần đây ta có thể thấy rằng do không có những hướng dẫn cụ thể của pháp luật đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng quy định này giữa các Tòa án ở các địa phương khác nhau. Bởi trên thực tế quan điểm của mỗi thẩm phán, mỗi một Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế về tính chất phức tạp, khó khăn của mỗi một vụ án là rất khác nhau, hơn nữa năng lực giải quyết các vụ án dân sự nói chung của Tòa án cấp huyện, thị xã, thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế là cũng không đồng đều… Vì vậy, hiện nay vẫn tồn tại một thực trạng là còn có rất nhiều vụ án phức tạp, khó khăn vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhất là Tòa án nhân dân Thành Phố Huế, vì không được Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế lấy lên để giải quyết. Thực trạng này đã dẫn đến tình trạng án tồn đọng phổ biến ở các Tòa án này, mặc dù trong vòng một năm số lượng án mà cấp Tòa án này thụ lý để giải quyết là không lớn lắm.

- Thứ tư là, tình trạng tồn đọng án khi thực hiện các quy định hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế 002 (Trang 68 - 79)