Các nguyên nhân của vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện các quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế 002 (Trang 79 - 81)

7. Cơ cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các

3.1.3. Các nguyên nhân của vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện các quy

quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Toà án

Sở dĩ hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo cấp Tòa án chủ yếu do xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là, do nước ta vẫn là một nước đang phát triển nên việc đầu tư phát triển hệ thống tư pháp vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức. Đồng thời ở nước ta cơ hội được tham khảo và tiếp thu tinh hoa từ các nước có kinh nghiệm lập pháp phát triển như Pháp, Nga, Nhật Bản… vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trình độ kĩ thuật lập pháp của chúng ta hiện nay vẫn dừng lại ở mức độ nhất định, khả năng khái quát để xây dựng các quy định mang tính nguyên tắc trong việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp chưa cao dẫn tới những khó khăn, vướng mắc còn rất nhiều trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Thứ hai là, quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta luôn có sự biến động, thay đổi một cách chóng mặt nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay nên dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tình trạng các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp xảy ra một cách phổ biến. Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật trên thực tế là không thống nhất làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng dân sự nói chung.

Thứ ba là, do số lượng các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà các Tòa án đã thụ lý, giải quyết là rất lớn và tăng lên hàng năm; tính chất công việc ngày càng phức tạp. Ngoài ra, do sự phân cấp về đơn vị hành chính trong cùng một tỉnh nên có Tòa án quá nhiều việc, có nơi lại quá ít việc. Nơi có nhiều việc thì thẩm phán phải chịu áp lực rất nặng nề, khi có án bị cải sửa, hủy (vượt quá tỷ lệ cho phép) sẽ bị khiển trách kiểm, kiểm điểm điều này tác động đến tâm lý trong quá trình giải quyết án. Đối với nơi it việc nhưng vẫn phải bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu tổ chức bộ máy của Tòa án theo quy định, đồng thời phải có trụ sở, phương tiện làm việc

như các đơn vị khác nên gây ra lãng phí không đáng có về nhân lực và vật lực. Sự phối hợp giữa Toà án cấp tỉnh và cấp huyện trong việc thực hiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án còn chưa đúng mức, thiếu nhất quán.

Ngoài ra, do chất lượng của các thẩm phán các cấp của Tòa án không đồng đều, mặc dù đã có quy định của pháp luật và đã có văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Tòa án, nhưng một số Thẩm phán chưa nghiên cứu kỹ, hoặc có cách hiểu khác nhau, dẫn đến áp dụng sai quy định về thẩm quyền sơ thẩm theo cấp Toà án. Tinh thần trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành chưa cao. Có những sai sót trong chuyên môn đã được rút kinh nghiệm, tập huấn, nhắc nhở, nhưng vẫn còn vi phạm, làm hạn chế chất lượng công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế 002 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)