Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế 002 (Trang 25 - 28)

7. Cơ cấu của luận văn

1.3. Sơ lược sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004:

Sự ra đời của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) vào ngày 7/12/1989 thì thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án các cấp đã được quy định một cách cụ thể tại Điều 11 của Pháp lệnh này:

- Về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện:

+ Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác;

+ Những việc về hôn nhân gia đình: Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại việc dân sự có liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình trừ những việc mà một trong các bên đương sự người nước ngoài hoặc đang làm ăn sinh sống, định cư ở nước ngoài;

trương hợp quân nhân mất tích hoặc đã chết trên chiến trường). Đây là loại việc lần đầu được quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân;

+ Những khiếu nại về việc cơ quan hộ tịch đã từ chối hoặc không chấp nhận sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch; Những khiếu nại về danh sách cử tri; Những khiếu nại cơ quan báo chí về việc cải chính những thông tin có xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm cá nhân;

+ Những tranh chấp lao động: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động không có yếu tố nước ngoài.

- Về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh:

Tại khoản 2 Điều 11 PLTTGQVADS đã quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh gồm: Những vụ án mà đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài; Những loại việc tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp; Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh thấy cần thiết lấy lên để giải quyết. Bao gồm: những tranh chấp mà việc giải quyết gặp nhiều khó khăn và có ý kiến khác nhau lớn về chủ trương giữa các cơ quan hữu quan của địa phương; những tranh chấp mà việc vận dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn phức tạp; những vụ án mà đương sự là cán bộ chủ chốt, những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy xét xử ở cấp huyện không có lợi về mặt chính trị.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 11 PLTTGQCVADS thì thẩm quyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao vẫn còn tồn tại, theo đó “Trong trường hợp đặc biệt, Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết” [1].

Ngoài ra, theo Công văn số 128/NCPL ngày 14/2/1991 của TATC còn quy định thêm Tòa án cấp tỉnh có quyền lấy lên xét xử những vụ án nếu có yêu cầu của đương sự là bị đơn mà chính đáng (có căn cứ cho thấy thiếu sự

khách quan, vô tư của hội đồng xét xử….); Những tranh chấp về lao động; Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp phải theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ), đồng thời Tòa án các cấp phải áp dụng Bộ luật lao động 1997. Đây cũng chính là mốc đánh dấu việc chấm dứt coi các tranh chấp lao động là loại việc dân sự.

Trong lĩnh vực kinh tế thì Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) năm 1994 cũng đã có những quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế theo cấp Tòa án tại Điều 13 của Pháp lệnh này:

- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài.

- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này, trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện [16].

Trong lĩnh vực lao động thì Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) năm 1994 cũng đã có những quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ án lao động theo cấp Tòa án tại Điều 12 của Pháp lệnh này:

- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án lao động quy định tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh này, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.

- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động sau đây:

+ Các tranh chấp lao động quy định tại khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh này; + Các tranh chấp lao động quy định tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh này mà có yếu tố nước ngoài;

+ Các vụ án lao động thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện mà trong trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết [17].

Như vậy, ở giai đoạn này nhà lập pháp đã chú trọng trong việc hoàn thiện hệ thống các quy định về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo cấp để phù hợp với tình hình mới của đất nước. Và đã có sự phân định thẩm quyền giữa các cấp Tòa án căn cứ trên tính chất của vụ việc, trong đó thẩm quyền của cấp huyện ngày càng được mở rộng còn thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh thì ngày càng thu hẹp lại.

Cả ba Pháp lệnh về thủ tục đều có quy định về thẩm quyền sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trong việc lấy lên để giải quyết những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Riêng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 đã dựa trên tiêu chí về giá trị tranh chấp để xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp Toà án (những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng do Toà án cấp huyện giải quyết, giá trị tranh chấp từ trên 50 triệu đồng do Toà án cấp tỉnh giải quyết).

PLTTGQCVADS có quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao đối với những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết. Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao đối với các vụ án kinh tế và lao động không được pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo cấp xét xử của tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế 002 (Trang 25 - 28)