Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 31 - 33)

- Nguyên tắc 9: Bảo vệ người cung cấp thông tin.

2.1.4. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm

Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua vào tháng 10/2003 và có hiệu lực từ tháng 12/2005 sau khi được 30 quốc gia phê chuẩn. Rất nhiều điều khoản của Công ước đặt ra yêu cầu với các quốc gia thành viên bảo đảm sự minh bạch và công khai trong hoạt động của các cơ quan công quyền (các Điều 5(1), Điều 7(1)(a), Điều (3), Điều 9(1)(a) và Điều (2)). Đặc biệt, Điều 10 của Công ước trực tiếp yêu cầu các quốc gia ban hành những biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của công chúng như một biện pháp hữu hiệu chống lại tham nhũng, cụ thể như sau:

Xét đến sự cần thiết phải đấu tranh chống tham nhũng, mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường minh bạch trong quản lý hành chính cơng

khi cần thiết kể cả trong hoạt động tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết định. Các biện pháp đó, ngồi các biện pháp khác, bao gồm:

a) Ban hành những trình tự thủ tục hoặc quy định cho phép cơng chúng, khi thích hợp, có được thơng tin về việc tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết định của các cơ quan hành chính mà quyền riêng tư và thông tin cá nhân vẫn được bảo vệ, cũng như có được thơng tin về những quyết định và hành vi pháp lý liên quan đến cơng chúng;

b) Đơn giản hóa thủ tục hành chính ở những khâu thích hợp nhằm tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan ra quyết định có thẩm quyền;

c) Xuất bản thơng tin, có thể bao gồm báo cáo định kỳ, về nguy cơ tham nhũng trong các cơ quan hành chính nước mình [24]. Ngồi ra, Điều 13 cũng yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của công chúng vào cuộc chiến chống tham nhũng, trong đó có việc đảm bảo cho công chúng được tiếp cận thông tin một cách hiệu quả:

Mỗi quốc gia thành viên của Cơng ước, trong khả năng có thể và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp thích hợp, nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng vào cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; và nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên nhân và tính chất nghiêm trọng cũng như sự đe dọa của tham nhũng

Sự tham gia đó cần được tăng cường thông qua các biện pháp như:

a) Tăng cường tính minh bạch trong các quy trình ra quyết định, thúc đẩy đóng góp của cơng chúng vào các quy trình ra quyết định;

b) Đảm bảo cho công chúng được tiếp cận thông tin một cách hiệu quả [24].

Ngồi ra, trong một số cơng ước quốc tế khác như: Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết định và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề về mơi trường năm 1998 v.v… cũng đều có quy định cụ thể về quyền tiếp cận thơng tin trong từng lĩnh vực cụ thể và trách nhiệm của các chính phủ phải tơn trọng và bảo đảm thực hiện quyền này của người dân. Như vậy, các quy định của pháp luật quốc tế đều ghi nhận quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)