Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 74 - 85)

- Nguyên tắc 9: Bảo vệ người cung cấp thông tin.

3.2.2. Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam

tiếp cận thơng tin ở Việt Nam

Nhu cầu hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam

Việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay trở thành nhu cầu cần thiết và cấp thiết. Bởi vì:

- Bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bảo vệ quyền, lợi ích của họ; tạo cơ hội cho mọi người dân được tham gia giám sát hoạt động quản lý nhà nước, đóng góp ý kiến vào việc hoạch định chính sách cũng như cơng tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Việc phản hồi từ phía người dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước cân nhắc, lựa

chọn và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với lòng dân, tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; các cơ quan nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả và trách nhiệm hơn;

- Tăng chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động của các cơ quan nhà nước; giúp hạn chế được việc giấu thông tin của các cơ quan Nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý nhà nước tốt hơn khi có được sự giám sát của người dân. Khi người dân có được quyền tiếp cận thơng tin sẽ làm cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước trong sạch hơn;

- Tăng cường dân chủ, công bằng và sự hợp tác giữa người dân và Nhà nước, cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân; những quy định của pháp luật sẽ làm thay đổi mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, bảo đảm nhân dân tham gia tự giác và thực chất hơn vào hoạt động quản lý nhà nước; với việc tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đặt các cơ quan dưới sự giám sát hiệu quả của nhân dân, giảm tham nhũng. Có thể thấy rằng việc hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ là bước tiến cho sự tăng cường dân chủ, nếu như có cơ chế hữu hiệu để bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin của cơng dân. Từ đó sẽ tạo đồng thuận lớn trong xã hội, bảo đảm được ổn định xã hội là cơ sở cho tăng trưởng kinh tế;

- Tạo niềm tin của công chúng vào cơ quan công quyền: pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cơng dân sẽ góp phần tăng lòng tin của người dân đối với các cơ quan nhà nước. Việc người dân có đầy đủ các nguồn thơng tin giúp họ đóng vai trị chủ động hơn trong xã hội. Người dân cũng tin tưởng hơn vào Nhà nước và sẵn sàng, chủ động đóng góp xây dựng, hồn thiện chính sách, quy định pháp luật;

- Đối với doanh nghiệp, công dân: Cung cấp được các thông tin cơ bản, tin cậy sẽ mang lại rất nhiều lợi ích để mọi cơng dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; việc tiếp cận

thông tin dễ dàng sẽ khắc phục những thiệt hại, giảm chi phí cho người dân và chi phí cơ hội cho doanh nghiệp; giảm rủi ro cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhờ giảm rủi ro phát sinh từ việc nhầm lẫn và không chắc chắn về các nghĩa vụ pháp lý liên quan; các rủi ro đối với người dân cũng giảm. Với việc chia sẻ thơng tin, các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, tiết kiệm được các nguồn lực trong xã hội. Với việc tăng cường tiếp cận thông tin, người dân sẽ nâng cao hiểu biết và nhận thức, nâng cao tri thức, qua đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh

- Việc tiếp cận thông tin đầy đủ sẽ giúp cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước xây dựng cho mình các kế hoạch đầu tư dài hạn, tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh; đây sẽ là tiền đề cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng lên vì các hoạt động đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào tính ổn định, sự minh bạch và thông tin thị trường. Tăng cường tiếp cận thông tin cũng đồng thời giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin cịn giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh doanh và các rủi ro khi đầu tư, tăng tỷ số doanh thu của doanh nghiệp, từ đó thu hút đầu tư và tạo công ăn việc làm nhiều hơn, nền kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh hơn.

- Thực tế cho thấy, việc công khai, cho phép được tiếp cận tất cả các thông tin về hoạch định chính sách pháp luật, về hoạt động của các cơ quan nhà nước, về chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế, các thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các thủ tục hành chính cụ thể… là yêu cầu quan trọng. Để mọi người dân, tổ chức có thể tiếp cận những thơng tin này cần phải có cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền được thông tin của người dân, quy định rõ cơ chế bảo đảm quyền yêu cầu tiếp cận thông tin của người dân cũng như việc bảo đảm thực hiện tốt việc công khai thông tin thuận tiện cho người cần sử dụng.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam

Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành trên tất cả các lĩnh vực, đặc

biệt các lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, lĩnh vực hành chính cơng và cả trong lĩnh vực tư pháp; từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành theo hướng bảo đảm tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động nhà nước phù hợp với quy chuẩn chung của quốc tế.

Ban hành Luật tiếp cận thông tin. Việt Nam cần thiết phải ban hành Luật tiếp cận thông tin để một mặt, xác lập cơ chế pháp lý hữu hiệu, đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm người dân thực hiện quyền hiến định; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương trong các nghị quyết của Đảng về bảo đảm quyền được thơng tin; mặt khác cịn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhằm hài hịa hóa với pháp luật quốc tế, thể hiện nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Luật tiếp cận thông tin cần xác lập cơ chế pháp lý hữu hiệu, đầy đủ. Đó là xây dựng một luật khung về quyền tiếp cận thơng tin trên cơ sở pháp điển hóa một cách chung nhất các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thơng tin, trong đó:

- Quy định cụ thể nghĩa vụ cung cấp thơng tin từ phía các cơ quan nhà nước trên cơ sở người dân có quyền tiếp cận tất cả các thông tin trừ những thông tin mà nếu bị tiết lộ sẽ có sự nguy hại đến lợi ích của cộng đồng, nguy hại đến an ninh quốc gia, chủ quyền, phát triển kinh tế, xã hội, hay ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân, cơng dân…

- Xác định rõ các thông tin được tiếp cận (thông tin được công bố công khai rộng rãi và thông tin tiếp cận theo yêu cầu) và thông tin khơng được tiếp cận (các thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh) hoặc chưa được tiếp cận (thơng tin đang trong q trình điều tra, truy

tố, xét xử; thơng tin đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn, giám sát; thơng tin có trong hồ sơ, tài liệu đang trong quá trình soạn thảo) trên cơ sở liệt kê. Thêm vào đó, cần nêu rõ lý do của việc khơng hoặc hạn chế cung cấp những thông tin như vậy, cũng như cơ chế xem xét việc từ chối hay hạn chế cung cấp những thơng tin đó. Tất cả nhằm tối thiểu hóa khả năng các cơ quan nhà nước viện dẫn những lý do khơng chính đáng để từ chối việc cơng khai hóa và cung cấp thơng tin nhằm bảo đảm rằng thông tin được cung cấp cho quần chúng một cách tối đa.

- Quy định trình tự, thủ tục chung về tiếp cận thơng tin, cơ sở từ chối cung cấp thơng tin, thời hạn cung cấp, lệ phí tiếp cận để tạo cơ sở pháp lý cho cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tiếp cận thơng tin của mình. Đặc biệt, tư tưởng chỉ đạo ở đây là thủ tục phải rõ ràng, đơn giản, tạo điều kiện cho nhân dân thuộc mọi tầng lớp đều có thể dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thơng tin; lệ phí quy định phải ở mức chấp nhận được với đại bộ phận dân chúng, kể cả những người có thu nhập trung bình và thấp, để tránh trường hợp người dân khơng được hưởng thụ quyền chỉ vì khơng thể trang trải chi phí lớn cho việc cung cấp thơng tin.

- Quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin trên cơ sở thành lập một cơ quan chuyên trách về vấn đề này. Đồng thời cũng phải có cơ chế bảo vệ người dân khi bị từ chối yêu cầu cung cấp thông tin bằng chính những thiết chế của Luật Tiếp cận thơng tin, không nên đẩy vấn đề sang cho Luật Khiếu nại, tố cáo thì sẽ khơng hiệu quả trong lúc bản thân luật đó cịn nhiều bất cập.

- Luật tiếp cận thông tin cũng cần quy định sẽ xử lý cán bộ, công chức như thế nào khi từ chối cung cấp thông tin không đúng quy định. Ở đây đặt ra trách nhiệm của công chức trong việc cung cấp thông tin. Nếu anh không cung cấp, cung cấp thông tin sai hoặc không đúng hạn thì anh phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước, thậm chí có thể phải đến tịa. Khơng đơn giản

chỉ dừng lại ở việc từ chức, bãi nhiệm, bãi miễn... mà có thể phải lãnh án tùy mức độ nặng, nhẹ.

- Ngồi ra, vấn đề quyền tiếp cận thơng tin đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật hiện hành nên trong Luật tiếp cận thơng tin cần có những quy định tham chiếu với các luật liên quan khác nhằm tránh sự trùng lặp hoặc xung đột khi áp dụng pháp luật.

Đặc biệt trong q trình xây dựng và hồn thiện dự án Luật, cơ quan soạn thảo cần khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, phản hồi từ nhiều đối tượng, tầng lớp xã hội để các quy định của Luật tiếp cận thông tin thực sự đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đại bộ phận dân cư.

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước để chống sự tùy tiện

trong việc xác định độ mật đối với các tài liệu của Nhà nước, dẫn tới việc độc quyền thông tin để trục lợi, hoặc tránh sự kiểm soát của người dân đối với Nhà nước. Một trong những nội dung cần sửa là làm rõ cả về mặt thuật ngữ, khái niệm cấp độ bảo mật, văn bản có chứa đựng thơng tin như thế nào mới cần thiết bảo vệ theo chế độ mật; thẩm quyền, quy trình quy định, quy trình bảo mật, quy trình kiểm tra, giám sát như thế nào; kể cả thời hiệu của văn bản được bảo vệ theo chế độ mật cũng cần làm rõ; qua đó nhằm hạn chế việc từ chối trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan công quyền hoặc quy định tài liệu bảo mật một cách tùy tiện.

Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khác:

Về phía người dân: Cần phải có quan niệm mới về quyền tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin không phải là thứ quyền thời thượng, quyền quý tộc mà là một trong những quyền cơ bản của cơng dân. Theo đó, người dân có quyền được biết, quyền tìm kiếm, quyền tiếp nhận, quyền phổ biến,

bày tỏ và chia sẻ quan điểm một cách tự do về tất cả các vấn đề mà người dân quan tâm. Người dân cần phải làm quen với nếp sống chủ động đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải đáp ứng các u cầu tìm kiếm thơng tin phục vụ cho cuộc sống của mình chứ khơng thụ động, "mặc kệ" trước thông tin, chỉ khi động đến lợi ích của mình mới quan tâm đến những thơng tin đó thì đã q muộn, dẫn đến tình trạng nan giải các kiện cáo kéo dài gây lãng phí thời gian và tiền bạc lẫn sức khỏe của cả người dân và cho cả nhà nước, xã hội.

Về phía cơ quan nhà nước: Tăng cường sự chủ động công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

- Trước hết, với thông tin phải công khai cần xác định rõ những loại thông tin mà các cơ quan nhà nước bắt buộc phải cơng khai để người dân, tổ chức có thể dễ dàng tiếp cận cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quy định về công khai thông tin.

- Quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin: cần quy định rõ nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơng dân, trình tự, thủ tục u cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ chế giải quyết khiếu nại liên quan đến giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ chế xử lý trách nhiệm đối với người có quyền yêu cầu cung cấp thơng tin và người có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong trường hợp không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức: Để quyền tiếp cận thông tin của người dân được thực thi trong thực tiễn, đồng thời, để hạn chế việc các cơ quan, tổ chức quản lý thông tin lạm dụng quyền hạn của mình từ chối cung cấp thơng tin hoặc cung cấp thông tin không kịp thời cho người dân, cần thiết phải có cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin. Một trong những cơ chế giám sát có tính chất truyền thống là cơ chế giám sát trong nội bộ hệ thống hành chính thơng qua việc giải quyết khiếu nại hành chính. Quy trình

này được cho là ít tốn kém và nhanh chóng, nhưng thực tiễn ở phần lớn các quốc gia cho thấy, đây là một quy trình kém hiệu quả, vì các cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính thường có xu hướng ủng hộ các quyết định từ chối cung cấp thông tin của cơ quan cấp dưới. Xu hướng chung của các quốc gia thời gian gần đây là thành lập một Ủy ban thông tin độc lập để chuyên trách

thực hiện chức năng giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin. Quyết định của Ủy ban này có tính chất cưỡng chế và các cơ quan hành chính phải tuân theo.

- Thiết lập trang thông tin điện tử công khai thông tin: Đây là một trong những phương thức hữu hiệu để người dân được chủ động và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin mà không phải yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp. Việc tiếp cận thơng tin của người dân có hiệu quả hay không tùy thuộc vào việc các cơ quan, tổ chức quản lý, nắm giữ thơng tin có chủ động và tích cực đăng tải, phổ biến các loại thông tin này ngay cả khi khơng có u cầu của người dân. Các trang thông tin điện tử này là một kênh quan trọng trong việc đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Nó khơng chỉ giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận khi giao dịch với các cơ quan nhà nước mà còn giúp các cơ quan nhà nước áp dụng thống nhất pháp luật. Việc truy cập tìm kiếm thơng tin trong hệ thống dữ liệu này, tùy vấn đề mà được thực hiện miễn phí hoặc người dân chỉ phải trả một số tiền lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)