.1 Đặc điểm địa hình lưu vực sông Phan – Cà Lồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông phan cà lồ​ (Trang 27 - 28)

TT Cao độ (m) Diện tích ̣(ha) Tỷ lệ (%)

4 0 - 300 10,071 14.19 5 300 - 400 7,060 9.95 6 400 - 500 902 1.27 7 500 - 600 561 0.79 8 600 - 700 1,314 1.85 9 700 - 800 2,320 3.27 10 800 - 900 4,396 6.20 11 900 - 1000 6,622 9.33 12 1000 - 1100 5,162 7.28 13 1100 - 1200 8,802 12.41 14 1200 - 1300 10,774 15.19 15 1300 - 1400 8,075 11.38 16 1400 - 1500 4,888 6.89 c) Đặc điểm khí hậu

Lưu vực sông Phan - Cà Lồ đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều:

* Nhiệt độ: Vùng nghiên cứu thuộc khu vực Bắc Bộ nên có 2 mùa rõ tệt là mùa nóng và mùa lạnh: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11; mùa lạnh, khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 3. Nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch nhau đáng kể, nhiệt độ trung

bình nhiều năm là 23,3  23,40C. Nhiệt độ cao nhất rơi vào các tháng 5, 6, 7 khoảng 32  330C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng mùa đông tháng 12, 1, 2 khoảng 15  200C.

* Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân của vùng trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.

* Bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân trong năm của vùng là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 11 là 107,58 mm, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi độ ẩm không khí được đo tại trạm Tam Đảo, vùng trung du được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên.

* Gió: Trong năm có 2 loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình 1-2 m/s.

* Mưa: Tại vùng nghiên cứu có 2 trạm đo mưa là Tam Đảo (đo mưa khu vực vùng núi) và Vĩnh Yên (đo mưa khu vực trung du và đồng bằng). Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 đến 1.600 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông phan cà lồ​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)