.3 Tổng hợp số lượng công trình trên hệ thống sông chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông phan cà lồ​ (Trang 31 - 34)

STT Sông Tổng số Công trình trên

trục chính Công trình trên phụ lưu Tổng 230 102 128 1 Sông Phan: 184 76 108 - An Hạ- Nghĩa Lập 57 17 40 - Nghĩa Lập đến Lạc Ý 106 44 62 - Lạc Ý đến Hương Canh 21 15 6 2 Sông Cà Lồ (Vĩnh Phúc) 10 6 4 3 Sông Cà Lồ Cụt 18 6 12 4 Hệ thống sông Bình Xuyên: 18 14 4 - Sông Cầu Bòn 10 6 4 - Sông Tranh 5 5 - Sông Ba Hanh 3 3

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc

e) Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu * Dân sinh:

Theo thống kê dân số trung bình năm 2015 vùng nghiên cứu có 823.529 người, trong đó nam 406.724 người chiếm 49,39%, nữ 416.805 người chiếm 50,61%. Mật độ dân số 1.160 người/ km2 cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước là 277 người/ km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%. Lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%.

* Vị trí của vùng nghiên cứu với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:

Do có vị trí địa lý thuận lợi nên tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu của các vành đai phát triển công nghiệp phía bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự lây lan của các khu công nghiệp lớn tại Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, v.v...

Sự hình thành và phát triển của các hành lang vận tải quốc tế và nội địa liên quan đến địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những tỉnh gần với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và các thành phố lớn của cả nước như: Côn Minh - Hà Nội nối với hành lang kinh tế Hải Phòng; Quốc lộ 2: Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc; Đường hành lang Quốc lộ 18 và đường vành đai IV của Hà Nội trong tương lai.

* Sản xuất nông nghiệp:

Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn đang là ngành sản xuất chính. Cây trồng hàng năm chủ yếu là lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, rau….. Trong diện tích trồng cây hàng năm, lâu năm, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm do chuyển sang trồng cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như thanh long, chuối... và một số diện tích chuyển sang chăn nuôi gia súc; các mô hình trang trại (lúa – cá – vịt).

* Chăn nuôi:

Hiện tại, trong vùng nghiên cứu đang phát triển chăn nuôi tập trung: các trang trại chuyên nuôi gà, có quy mô từ 5.000 đến 12.000 con/trại và các trang trại chuyên nuôi lợn, có quy mô từ 5.000 đến 10.000 con/trại.

* Công nghiệp:

Năm 2015 nguồn thu ngân sách của tỉnh đạt 18.596 tỷ đồng trong đó nguồn thu từ sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên lưu vực nghiên cứu có 2.365 ha đất khu công nghiệp trong đó có nhiều khu công nghiệp lớn như: Kim Hoa 117 ha, Bình Xuyên I và Bình Xuyên II: 571 ha, Bá Thiện 1 và Bá Thiện II: 635 ha, Sơn Lôi 300 ha, Khai Quang 275 ha, Hội Hợp 150 ha, Chấn Hưng 131 ha, Hợp Thịnh 146 ha...

Ngoài ra trên lưu vực nghiên cứu còn có nhiều làng nghề hoạt động tại các trung tâm huyện và các khu vực nông thôn dọc theo sông Phan.

* Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng của vùng có sự phát triển vượt bậc. Các tuyến đường vành đai, hướng tâm, đường qua các khu công nghiệp, các tuyến đường quan trọng qua các địa phương

được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây mới. Hệ thống đường đô thị, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng được kiên cố hóa.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, năm 2015, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 109 km, trong đó có 99 km đường nhựa đã hư hỏng khá nặng và 10 km đường cấp phối. Chất lượng của hầu hết các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ đều rất kém. Đến nay 100% các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn đều được cứng hóa.

Đặc biệt tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa phận Vĩnh Phúc có chiều dài 41 km đã và đang tạo thuận lợi để kết nối giao thương với các tỉnh phía Bắc và đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có 24 tuyến đường cấp tỉnh với tổng chiều dài 353 km, tỷ lệ cứng hóa 100%. Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phát triển mạnh với tỷ lệ kiên cố hóa lần lượt là 90% và 55%.

* Phát triển đô thị:

Toàn vùng đã hình thành một mạng lưới đô thị. Tốc độ đô thị hóa trên lưu vực đang phát triển khá nhanh. Ngoài các đô thị lớn, trong vùng còn có nhiều điểm dân cư đô thị là các thị trấn huyện lỵ.

Nhìn chung trên lưu vực nghiên cứu các đô thị trong những năm gần đây xây dựng nhiều, tuy nhiên hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông phan cà lồ​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)