Một số giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông phan cà lồ​ (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất một số giải pháp ứng phó, khắc phục thiếu hụt nguồn nước lưu vực sông

3.5.2. Một số giải pháp phi công trình

* Công tác phòng ngừa:

- Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội cập nhật kịp thời các bản tin dự báo trung hạn, dài hạn tới các cấp, các ngành về tình hình nắng nóng, hạn hán;

- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại

những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống; linh hoạt điều phối, hòa mạng lưới cấp nước để hỗ trợ cho nhau (trạm bơm cấp nước bổ sung vùng diện tích tưới do hồ chứa phục vụ thiếu hụt nguồn nước và ngược lại)

* Công tác ứng phó:

- Vận hành hợp lý các công trình hồ chứa, cống điều tiết, trữ nước vào kênh rạch tạo nguồn; kết hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để có sự phối hợp đồng bộ nhằm đóng mở các cống, điều hòa phân phối nước hợp lý.

- Thường xuyên kiểm tra các trạm bơm, chuẩn bị sẵn sàng cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đối với trường hợp hạn hán. Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

- Có giải pháp chủ động tiết kiệm nước, khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng nước trong trường hợp hạn hán nặng nề, kéo dài.

- Thông báo cho địa phương và người dân trong khu vực bị hạn hán, thường xuyên theo dõi thông tin, kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước tưới.

- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh, đặc biệt đối với trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

- Ưu tiên bảo đảm cung cấp nước sạch cho khu vực vùng cao xảy ra thiếu nước vào mùa khô.

* Công tác khắc phục hậu quả:

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất,kinh doanh, ổn định đời sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.5 I)Kết luận

Hạn hán là một trong những loại hình thiện tai xảy ra thường xuyên tại vùng lưu vực sông Phan Cà Lồ, tuy mức độ không lớn nhưng do tần suất thường xuyên nên cần phải có những đánh giá một cách đầy đủ, xây dựng được các công cụ đánh giá, hỗ trợ quản lý thiên tai hạn một cách hiệu quả, chủ động.

Luận văn đã ứng dụng các chỉ số đánh giá hạn khí tượng phổ biến trên thế giới như chỉ số cán cân nước Karpa và chỉ số chuẩn hóa lượng mưa SPI để đánh giá tình hình hạn hán tại vùng nghiên cứu.

Lượng mưa, bốc hơi được thu thập, phân tích làm đầu vào tính toán 2 chỉ số nói trên. Kết quả tính toán cho thấy rất nhiều năm hạn hán xảy ra trên diện rộng tại lưu vực sông Phan - Cà Lồ, đặc biệt những năm như 1988, 1998, 2003, 2005, 2010… Tuy nhiên kết quả xây dựng bản đồ chỉ số hạn SPI ứng dụng công nghệ Q-GIS cho thấy hầu hết diện tích trên lưu vực chỉ xảy ra hạn nhẹ đến rất nhẹ, có rất ít tỷ lệ diện tích bị hạn nặng đến rất nặng và đã xảy ra trong quá khứ (những năm 1977, 1978).

Kết quả tính toán cũng cho thấy xu thế chung những năm gần đây mức độ hạn hán, thiếu hụt nguồn nước trên lưu vực sông Phan – Cà Lồ đã giảm cả về diện tịch và cấp độ hạn.

Về mặt ứng dụng công cụ tính toán, chỉ số SPI cho kết quả mức độ khô hạn nhỏ hơn tính toán bằng chỉ số Karpa, điều này cho thấy sự hạn chế khi chỉ xét đến yếu tố thiếu hụt lượng mưa mà chưa xem xét đầy đủ tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi. Mặc dù vậy, mức độ khô hạn ghi nhận trong vùng nghiên cứu hầu hết ở mức độ không quá lớn, mặt khác các năm được đánh giá là hạn nhiều từ kết quả tính toán như 1998, 2004 khá phù hợp với số liệu thống kê trên thực tế tại lực vực, nên có thể sử dụng một trong hai chỉ số này để đánh giá đều phù hợp.

Một số giải pháp khắc phục tình trạng hạn hán đã được luận văn đề xuất, tuy nhiên vùng nghiên cứu là vùng trung du, ít có điều kiện xây dựng hồ chứa nên giải pháp chủ yếu được đề nghị là khai thác nguồn nước các trục sông chính bằng trạm bơm. Giải

pháp lâu dài và căn cơ là cần có khung quản lý rủi ro thiên tai hạn và có kế hoạch chủ động ứng phó với hạn hạn trên lưu vực.

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn đã thống kê, đánh giá xu thế diễn biến hạn hán, xác định các năm hạn điển hình, các khu vực thường xuyên bị hạn hán với các cấp độ hạn khác nhau để góp phần xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với hạn hán nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông phan cà lồ​ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)