CHỦ ĐỀ: CÂN BẰNG NỘI MÔI BÀI 9: CÂN BẰNG NỘI MÔ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG bài tập TIẾP cận PISA TRONG dạy học CHƯƠNG i PHẦN b CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật SINH học 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực (Trang 40 - 44)

- Mức đầy đủ: B (1), (3), (2), (4).

CHỦ ĐỀ: CÂN BẰNG NỘI MÔI BÀI 9: CÂN BẰNG NỘI MÔ

BÀI 9: CÂN BẰNG NỘI MÔI

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: Duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1%, duy trì thân nhiệt người ở 36,70C. Sự ổn định về các điều kiện lý hoá của các môi trường (máu, bạch huyết và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lý hoá của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lý hoá của môi trường trong biến

động và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

Rất nhiều bệnh ở người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng động NaCL trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp. Nguồn SGK Sinh học 11

Câu hỏi 1: Hình sau biểu diễn cơ chế điều hòa huyết áp

Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nội dung.

Nội dung Đúng hay Sai?

1. Bộ phận tiếp nhận kích thích là trung khu điều hòa tim mạch. Đúng/ Sai 2. Khi huyết áp tăng cao tim sẽ giảm nhịp và giảm lực co bóp

làm cho huyết áp trở về bình thường.

Đúng/ Sai

3. Đường mũi tên ( ) trên hình biểu diễn quá trình liên hệ ngược.

Đúng/ Sai

Câu hỏi 2: Sáng nay đi học, xe của Thu bị hỏng giữa đường nên phải dừng lại đề sửa, vì sợ tới lớp chậm giờ nên Thu đã cố gắng đạp thật nhanh. Khi tới lớp Thu thở dốc, tim đập nhanh và mạnh, mô hồi nhễ nhãi, mặt đỏ bừng. Nhưng sau khi ngồi nghỉ ngơi một thời gian Thu cảm thấy đỡ mệt hơn, đỡ nóng hơn tim cũng đập bình thường trở lại. Hãy giải thích tại sao bạn Thu lại có trạng thái như vậy?

………

Câu hỏi 3: Hôm nay cả lớp nghỉ học để đi tiêm vacxin phòng covid, Lan rất vui mừng vì tiêm vacxin là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân,

góp phần ngăn chặn sự lây lan của COVID -19. Tuy nhiên khi gặp bác sĩ Lan cảm thấy quá lo lắng và căng thẳng, vì thế khi khám sàng lọc trước tiêm bác sỹ đo được huyết áp của Lan 150/90mmHg, nhịp tim 100 nhịp/1 phút và yêu cầu Lan sang phòng chờ nghỉ ngơi. Được mẹ động viên lại thấy các bạn có vẻ rất phấn khởi sau khi được tiêm Lan cũng mất đi cảm giác lo lắng, hồi hộp. 30 phút sau Lan được bác sỹ khám lại, kết quả huyết áp 120/80mmHg, nhịp tim 80 nhịp/1 phút và kết luận các chỉ số ở mức bình thường, đủ điều kiện tiêm vacxin.

Khoanh tròn “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nội dung.

Nội dung Đúng hay Sai?

1. Chỉ số huyết áp 150/90mmHg là vượt mức bình thường Đúng/ Sai 2. Bác sỹ yêu cầu Lan ngồi chờ vì lo sợ huyết tăng áp cao gây

khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là trường hợp phản vệ sau tiêm vacxin.

Đúng/ Sai

3. Lan mắc bệnh cao huyết áp, sau một lúc nghỉ ngơi thì hết

bệnh. Đúng/ Sai

4. Do Lan quá lo lắng kích thích phóng thích nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và làm giảm đường kính mạch máu, cả hai điều này đều dẫn đến tăng huyết áp. Thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngay sau đó những nội tiết tố này được loại bỏ, nhịp tim, đường kính mạch máu, huyết áp cũng trở về bình.

Đúng/ Sai

Hướng dẫn đánh giá bài 9 Câu hỏi 1:

- Mức đầy đủ: Cả 3 ý đều trả lời đúng theo thứ tự.

Nội dung Đúng hay Sai?

1. Bộ phận tiếp nhận kích thích là trung khu điều hòa tim

mạch. Sai

2. Khi huyết áp tăng cao tim sẽ giảm nhịp và giảm lực co bóp

làm cho huyết áp trở về bình thường. Đúng

3. Đường mũi tên ( ) trên hình biểu diễn quá trình liên hệ

ngược. Đúng

- Mức chưa đủ: Trả lời đúng 1 -2 ý.

Câu hỏi 2:

- Mức đầy đủ: Giải thích

+ Vì khi khi vận động mạnh và hoạt động liên tục, lâu dài thì cơ thể cần nhiều năng lượng.

+ Quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh cần cung cấp nhiều oxi, lượng khí thải CO2 lớn nên tim đập nhanh và mạnh đề tăng cường nhận oxi và thải CO2, tim đập nhanh cũng làm tăng áp lực máu lên thành mạch làm huyết áp tăng gây đỏ mặt Hoạt động trao đổi chất nhanh tạo ra nguồn năng lượng lớn nhưng cũng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên gây cảm giác nóng, đổ mồ hôi giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.

- Mức chưa đủ: Giải thích được 1 trong 2 ý. - Mức chưa đạt: Giải thích sai hoặc không trả lời.

Câu hỏi 3:

- Mức đầy đủ: Cả 4 ý đều trả lời đúng theo thứ tự.

Nội dung Đúng hay Sai?

1. Chỉ số trên huyết áp 150/90mmHg là vượt mức bình

thường Đúng

2. Bác sỹ yêu cầu Lan ngồi chờ vì lo sợ huyết áp tăng cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biết là trường hợp phản vệ sau tiêm vacxin.

Đúng

3. Lan mắc bệnh cao huyết áp, sau một lúc nghỉ ngơi thì hết

bệnh. Sai

4. Do Lan quá lo lắng kích thích phóng thích nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và làm giảm đường kính mạch máu, cả hai điều này đều dẫn đến tăng huyết áp. Thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngay sau đó những nội tiết này được loại bỏ, nhịp tim, đường kính mạch máu, huyết áp cũng trở về bình.

Đúng

- Mức chưa đủ. Trả lời đúng 2 - 3 ý.

- Mức chưa đạt. Chỉ trả lời đúng 1 ý hoặc không trả lời

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG bài tập TIẾP cận PISA TRONG dạy học CHƯƠNG i PHẦN b CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật SINH học 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực (Trang 40 - 44)