Mức đầy đủ: Nêu được đủ 3 biện pháp trong số các biện pháp gợi ý sau: + Cả người lớn và trẻ nhỏ cần phải học bơi.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG bài tập TIẾP cận PISA TRONG dạy học CHƯƠNG i PHẦN b CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật SINH học 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực (Trang 29 - 31)

+ Cả người lớn và trẻ nhỏ cần phải học bơi.

+ Có các buổi tuyên truyền, trang bị kiến thức về kĩ năng phòng tránh đuối nước và kỹ năng cứu người đuối nước ở trường học.

+ Cần có sự giám sát thường xuyên của người lớn khi trẻ đi bơi. + Tuân thủ an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.

+ Cắm các biển cảnh báo khu vực nước sâu nguy hiểm. + Mặc áo phao và tắm gần bờ.

- Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được 1 đến 2 biện pháp. - Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.

BÀI 5: CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC KHÍ CO

Trong đợt rét đậm năm 2016, tại Nghệ An có 3 gia đình bị ngộ độc khí CO do đốt than để sưởi ấm, trong đó 1 cháu bé tử vong vì phát hiện quá muộn. Các gia đình này đều ở chung cư, phòng kín, nhà cao tầng. Sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon (hydrocarbon) sinh ra khí carbon monoxide (CO), trong không khí CO không mùi, không màu, không vị cũng như khả năng khuếch tán rất là mạnh nên con người không cảm nhận được sự hiện diện của CO và khi hít phải 1 lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới tổn thương, do phân tử khí CO có tính liên kết với hemoglobin có trong hồng cầu với khả năng mạnh gấp 230-270 lần so với O2, chiếm mất vị trí hemoglobin gắn với O2, dẫn tới O2 không được hemoglobin vận chuyển đến mô tế bào. Trực tiếp gây độc với các tế bào có hoạt động mạnh tích cực như não, tim và có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% CO trong không khí cũng có thể nguy hiểm tới mạng.

Câu hỏi 1: Tên gọi và công thức hóa học của chất khí gây ngộ độc:

………

Câu hỏi 2: Kể tên 3 thiết bị gây ra khí CO.

………

Câu hỏi 2: Cơ chế gây độc của khí CO.

………

Câu hỏi 3: Nêu 3 biểu hiện nạn nhân bị ngộ độc khí CO.

………

Câu hỏi 4: Hãy sắp xếp các bước xử lí khi nạn nhân bị ngộ độc khí CO: (1) Kéo bệnh nhân ra chỗ thoáng khí.

(2) Mở thoáng tất cả các cửa.

(3) Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu. (4) Đối với bệnh nhân ngừng thở, nhanh chóng hô hấp nhân tạo. Trình tự đúng là:

A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (1), (4), (3). B. (2), (1), (4), (3). C. (1), (2), (4), (3). D. (2), (4), (1), (3).

Câu hỏi 5: Để tránh ngộ độc khí CO cần phải làm gì? (1) Xây nhà phải đảm bảo có thoáng khí.

(2) Không nên đốt nhiên liệu trong phòng kín, Tránh thói quen nằm than của bà mẹ sau sinh.

(3) Sử dụng quần áo, chăn… để giữ ấm. (4) Ăn uống đầy đủ.

(5) Đóng kín cửa và sử dụng đèn sưởi điện, lò sưởi điện.

(6) Khi thường xuyên sử dụng lò đốt, lò sưởi điện để giữ ấm thì cần gắn thiết bị theo dõi cầm tay để phát hiện khói, khí CO.

Lựa chọn đáp án đúng: A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6).

Hướng dẫn đánh giá bài 5 Câu hỏi 1:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG bài tập TIẾP cận PISA TRONG dạy học CHƯƠNG i PHẦN b CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật SINH học 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực (Trang 29 - 31)