Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG bài tập TIẾP cận PISA TRONG dạy học CHƯƠNG i PHẦN b CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật SINH học 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực (Trang 51 - 56)

- Sử dụng trong hoạt động luyện tập, vận dụng

2. Kết quả thực nghiệm

Tổng hợp kết quả khảo sát với 170 HS, chúng tôi thống kê và xử lí trên Excel thu được kết quả thể hiện ở bảng và biểu đồ sau:

Câu hỏi đánh giá tính tích cực tư duy

Mức độ câu

trả lời

Kết quả thu được Trước TN Sau TN

SL HS % SL HS %

1. Các nhiệm học tập mà GV thiết kế có thường xuyên tạo cơ hội để

1 0 0% 0 0%

các em vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn không?

3 34 20% 67 39%

4 17 10% 93 55%

2. Mức độ đa dạng trong nhiệm vụ học tập 1 8 5% 0 0% 2 140 82% 13 8% 3 17 10% 87 51% 4 5 3% 70 41% 3. Hứng thú trong các nhiệm vụ được giao 1 39 23% 0 0% 2 116 68% 25 15% 3 12 7% 55 32% 4 6 4% 90 53% 4. Sự chủ động, sẵn sàng đón nhận thử thách, nhiệm vụ được giao

1 58 34% 11 6%

2 61 36% 20 12%

3 35 21% 83 49%

4 16 9% 56 33%

5. Sự nỗ lực, quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập

1 37 22% 8 5%

2 68 40% 36 21%

3 47 28% 94 55%

4 18 11% 32 19%

6. HS tự tin đưa ra ý kiến cá nhân

1 31 18% 12 7%

2 69 41% 22 13%

3 49 29% 93 55%

4 21 12% 43 25%

7. Tốc độ giải quyết các nhiệm vụ được giao 1 39 23% 21 12% 2 55 32% 42 25% 3 46 27% 60 35% 4 30 18% 47 28% 8. Mức độ tự học, trí tò mò khoa học và mong muốn khám phá kiến thức

1 42 25% 12 7%

2 92 54% 31 18%

3 24 14% 91 54%

9. Sự xuất hiện tư duy sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 1 37 22% 18 11% 2 89 52% 48 28% 3 32 19% 65 38% 4 12 7% 39 23%

Bảng 2: Kết quả khảo sát biểu hiện tích cực tư duy trong học tập của HS trước và sau TN

Biểu đồ minh họa số 1:

Biểu đồ minh họa số 2:

Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị minh họa số 1, số 2 cho thấy: Mức độ 1, mức độ 2 của câu trả lời sau khi thực nghiệm được giảm xuống. Các mức độ hiệu quả hơn là mức 3, mức độ 4 tăng lên một cách rõ rệt. Qua đó, chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 đã phát huy hiệu quả tính tích cực tư duy cho học sinh.

PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài theo tiêu chí bám sát mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Hệ thống hóa “Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo tiếp cận PISA”. Trong đó làm sáng tỏ về đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA, vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học, đánh giá năng lực nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho HS.

- Phân tích được thực trạng việc thiết kế và vận dụng câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy học cũng như trong kiểm tra - đánh giá năng lực HS.

- Đề xuất được quy trình xây dựng bài tập tiếp cận PISA cũng như cách sử dụng bài tập PISA trong dạy học.

- Thiết kế được 10 bài tập PISA dùng trong dạy học cũng như trong kiểm tra - đánh giá, chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 - THPT.

- Thực nghiệm đánh giá năng lực tư duy, mức độ biểu hiện của tính tích cực tư duy của học sinh trong dạy học phần Sinh học phần chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật – Sinh học 11 - THPT.

- Kết quả thực nghiệm đã cho thấy đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập qua đó phát triển tốt phẩm chất và năng lực cho HS.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học các phần nội dung khác của môn Sinh học.

- Cần tổ chức các buổi hội thảo, chương trình tập huấn cho GV về xây dựng câu hỏi - bài tập theo định hướng PISA.

- Bản thân mỗi GV phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thường xuyên cập nhật các thông tin khoa học, tin tức báo chí, mối quan tâm của học sinh từ đó kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, qua đó hình thành tính tích cực tư duy và là nền tảng để phát triển nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, tư duy sáng tạo cho HS.

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học chương I – Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh”. Chắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông –

Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT,

ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương

trình môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày

26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

[3]. Bộ Giáo dục và ĐT (2020), Mô đun 3 Kiểm tra, đánh giá học sinh

THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Sinh học.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý

giáo dục và giáo viên trung học, Văn phòng PISA Việt Nam - Viện Khoa học giáo

dục Việt Nam, lưu hành nội bộ, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên THPT &TCCN (2013), Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp

dụng cho bậc phổ thông ở Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các

dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực toán học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà

Nội.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các

dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực khoa học, Tài liệu lưu hành nội bộ,

Hà Nội.

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các

dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực đọc hiểu, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà

Nội.

[9]. Nguyễn Hải Châu, Lê Thị Mỹ Hà và cs (2011), PISA và các dạng câu

hỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Trần Thị Gái (2017), Bài tập đánh giá NLKHTN theo tiếp cận PISA, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) THIẾT kế và sử DỤNG bài tập TIẾP cận PISA TRONG dạy học CHƯƠNG i PHẦN b CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật SINH học 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực (Trang 51 - 56)