Mức độ thực hiện về kiểm tra đánh giábồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện xín mần, tỉnh hà giang​ (Trang 81 - 83)

Nội dung chỉ đạo

Mức độ

Thứ bậc

Tốt Khá Đạt Chưa

đạt

l.Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm

tra, đánh giá rõ ràng 29 47 14 2

2.Xác định các nội dung kiểm

tra,đánh giá trọng tâm 31 45 14 1

3. Lựa chọn các hình thức kiểm

tra, đánh giá phù hợp 21 43 36 3

4. Huy động các lực lượng KTĐG

có phẩm chất và năng lực 17 44 39 4

5.Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo tiến trình bồi dưỡng để thu thập các thông tin và minh chứng

13 50 37 5

6.Sử dụng kết quả KTĐG để điều

Mức độ thực hiện về KTĐG hoạt động bồi dưỡng được ở mức trung bình. Ở mức độ khá là nội dung “Xác định các nội dung kiểm tra, đánh giá trọng tâm” 2.21, xếp bậc 1/6; “Xây dựng các tiêuchuẩn kiểm tra, đánh giá rõ ràng”, xếp bậc 2/6. Trong thực tế bồi dưỡng giảng viên, CBQD căn cứ vào mục tiêu bồi dưỡng xác định các nội dung đánh giá. Đó là những vấn đề cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà giáo viên cần đạt được thông qua bồi dưỡng. Căn cứ vào các tiêu chí từ mục tiêu xác định được các tiêu chuẩn KTĐG sát với nội dung bồi dưỡng nên được CBQL và giáo viên đánh giá cao. Ở mức độ trung bình, nội dung “Lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp”, xếp bậc 3/6; “Huy động các lực lượng kiểm tra, đánh giá có phẩm chất và năng lực”, xếp bậc 4/6; “Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo tiến trình bồi dưỡng để thu thập các thông tin và minh chứng” xếp bậc 5/6; “Sử dụng kết quả KTĐG để điều chỉnh kịp thời những sai lệch ”, xếp bậc 6/6. Kết quả thể hiện những hình thức đánh giá chủ yếu trong thực tế vẫn hình thức làm bài kiểm tra cuối khóa hoặc viết bài thu hoạch. Lực lượng kiểm tra đánh giá chủ yếu vẫn là giảng viên và CBQL, GVCC hầu như chưa tham gia vào quá trình đánh giá.

Tóm lại, các nội dung khảo sát từ xác định nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và KTĐG hoạt động bồi dưỡng đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhưng mức độ thực hiện còn thấp. Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng chỉ mới dừng lại ở các hình thức đánh giá thông qua tổ chuyên môn và tự đánh giá. Hình thức đánh giá nhu cầu điều tra bằng phiếu hỏi hầu như chưa được triển khai. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chưa được thực hiện đúng theo quy trình, thể hiện ở mức độ đánh giá các khâu thực hiện. Công tác chỉ đạo còn thiếu chặt chẽ, việc đôn đốc, động viên, tạo động lực học tập cho giáo viên và giám sát các hoạt động chưa tốt. KTĐG mới chỉ ở dừng lại kết quả học tập cuối khóa bồi dưỡng của học viên. Điểm trung bình chung về mức độ đánh giá của CBQL ở tất cả các nội dung hầu hết cao hơn so với mức độ đánh giá của giáo viên nhưng độ chênh lệch không nhiều chứng tỏ có sự đồng nhất

trong nhận thức về công tác quản lí bồi dưỡng.

2.3.4.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Xín Mần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện xín mần, tỉnh hà giang​ (Trang 81 - 83)