Đánh giá vềmức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý bồidưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện xín mần, tỉnh hà giang​ (Trang 83 - 118)

Nội dung chỉ đạo Mức độ Thứ

bậc

RAH AH IAH KAH

1. Nhận thức của đội ngũ CBQL về BDGV 43 41 16 1 2. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL và

giảng viên 43 45 12 2

3. Cơ chế quản lí và sự phân cấp quản lí 40 41 19 3 4. Nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng 37 42 21 4 5. Phẩm chất và năng lực của lực lượng tham

gia bồi dưỡng (giảng viên, GVCC...) 37 45 18 5

6. Mức độ đáp ứng của CSVC, thiết bị dạy

học và ICT 37 47 16 6

7. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương 25 45 30 10

8.Chế độ, chính sách về bồi dưỡng 33 49 18 8

9. Sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng và

chính quyền địa phương 31 54 15 9

10. Kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học và

ICT 37 46 17 7

Bảng 2.23 cho biết kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. Kết quả thể hiện mức độ ảnh hưởng cao của CBQL và giáo viên. Ở mức độ ảnh hưởng rất nhiều,là yếu tố “Nhận thức của đội ngũ CBQL về BDGV”, xếp bậc 1/10; “Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL và giảng viên”, xếp bậc 2/10. Ở mức độ ảnh hưởng nhiều, yếu tố “Cơ chế quản lí và sự phân cấp quản lí”, xếp thứ bậc 3/10.CBQL có phẩm chất, năng lực và nhận thức cao sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ

đổi mới công tác quản lí giáo dục nói chung và quản lí BDGV nói riêng. Đồng thời, năng lực của đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bồi dưỡng. Phẩm chất và năng lực của giảng viên đóng vai trò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Một cơ chế quản lí đổi mới một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn trên cơ sở phân cấp quản lí bồi dưỡng sẽ mang lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng. Yếu tố “Nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng”, xếp bậc 4/10; “Phẩm chất và năng lực của lực lượng tham gia bồi dưỡng”, xếp bậc 5/10; “Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất,thiết bị dạy học và ICT”, xếp bậc 6/10. Ở mức độ ảnh hưởng nhiều, điểm trung bình của các yếu tố “Kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học và ICT”, xếp bậc 7; “Chế độ, chính sách về bồi dưỡng”, xếp bậc 8/10; “Sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương”, xếp bậc 9/10 và “Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, xếp bậc 10/10. Nhận thức của người học và năng lực của người dạy vẫn đóng vai trò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Muốn đổi mới PPBD phải bắt đầu đổi mới từ giảng viên. Việc học của giáo viên phải được thông suốt trong nhận thức, có ý thức và niềm đam mê khát khao học tập mới đem lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng, CSVC, thiết bị dạy học và ICT đảm bảo mới triển khai được đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng, vì vậy yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lí bồi dưỡng. Chế độ chính sách hợp lí động viên cho giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần sẽ là động lực giúp cho giáo viên vượt qua khó khăn trong học tập. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền và điều kiện kinh tế - xã hội càng phát triển thì công tác quản lí bồi dưỡng sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Qua các kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần, luận văn rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên

nhân như sau:

2.4.1. Những ưuđiểm và nguyên nhân

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Bộ, Sở GDĐT triển khai mạnh mẽ các chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho ĐNGV. Các sở, phòng GDĐT hằng năm đã triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn đã tạo điều kiện cho giáo viên được học tập từ nhiều chương trình bồi dưỡng khác nhau. Mạng thông tin trực tuyến “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT đã hỗ trợ đắc lực nhiều cho giáo viên trong bồi dưỡng chuyên môn.

Phần lớn đội ngũ CBQL và giáo viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng của BDGV và việc đổi mới công tác quản lý hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Đại đa số ĐNGV các trường PTDTBT THCS có phẩm chất công dân tốt, có tinh thần trách nhiệm, kiên trì vượt khó vì sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là các giáo viên ở vùng khó khăn, cụ thể là huyện Xín Mần. Hầu hết giáo viên đều được đào tạo chuẩn về trình độ, số lượng giáo viên có trình độ vượt chuẩn ngày càng tăng.

Mạng lưới các trường PTDTBT THCS trong huyện được củng cố và nâng cấp trong ngày càng khang trang, sạch đẹp. CSVC và trang thiết bị dạy học, hạ tầng ICT được đầu tư tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới dạy học và BDGV.

2.4.2. Những hạn chế và nguyênnhân

Việc khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng chưa thực hiện khảo sát cụ thể đến từng đối tượng giáo viên, đi sâu vào các bộ môn, đối tượng dạy học là học sinh người dân tộc. Hình thức đánh giá nhu cầu còn đơn điệu, chủ yếu là giáo viên tự đánh giá nên việc đánh giá còn mang tính chủ quan, hình thức, thiếu chuẩn xác.

Nội dung chương trình bồi dưỡng chưa bám sát thực tiễn, còn “đóng” bắt buộc với tất cả đối tượng bồi dưỡng. Các trường chưa chủ động xây dựng được các nội dung bồi dưỡng phù hợp, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên.

trong các khâu, đặc biệt là nhận thức đổi mới từ giảng viên, GVCC và chính giáo viên tham gia bồi dưỡng. Thực tế công tác bồi dưỡng thường tổ chức vào dịp hè, nội dung tài liệu chưa được chuẩn bị tốt. Hình thức bồi dưỡng chủ yếu vẫn là tập trung nghe giảng với số lượng lớn học viên. PPBD chủ yếu vẫn là thuyết trình, nguyên nhân chính vẫn là việc chậm đổi mới PPDH từ giảng viên và giáo viên.

Công tác quản lí bồi dưỡng còn thiếu tính khoa học và thực tiễn, thể hiện ở các mặt thực hiện phân cấp quản lí bồi dưỡng chưa triệt để; việc xác định mục tiêu chưa bám sát yêu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên. Công tác lập kế hoạch chưa đúng quy trình, thiếu tính hệ thống và thực tiễn; tổ chức bồi dưỡng còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy; chỉ đạo bồi dưỡng còn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, thiếu đôn đốc, ít tạo ra động lực thúc đẩy tinh thần học tập và TBD để phát triển NLNN của giáo viên. Công tác kiểm tra đánh giá nặng về hình thức, chủ yếu đánh giá cuối khóa bằng bài kiểm tra hoặc viết thu hoạch. Vì vậy, việc đánh giá chưa phản ánh đúng kết quả và chất lượng bồi dưỡng gây tâm lí không tốt cho giáo viên. Điều kiện CSVC, phương tiện dạy học và cơ sở hạ tầng ICT tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ giữa vùng trung tâm và vùng khó khăn. Việc cung ứng tài liệu, học liệu còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi dưỡng. Chế độ chính sách về công tác bồi dưỡng chưa rõ về định mức chi phí, đặc biệt là kinh phí hỗ trợ quá trình tự học, TBD, chưa động viên được CBQL, người dạy và người học trong bồi dưỡng.

Những hạn chế trên là hệ quả của của một quá trình trì trệ kéo dài của nền giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cần phải phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm, tồn tại đang diễn ra trong thực tế bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần. Đây chính là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của đề tài luận văn.

Kết luận chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần cho thấy, toàn bộ GV đã được cập nhật, hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát huy khả năng tự học của học sinh, chủ động vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học mới vào điều kiện cụ thể từng trường, mà cụ thể ở đây là trường PTDTBT.

Kết quả đánh giá về việc quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần cho thấy, hầu hết CBQL, GV đều đánh giá đúng mức độ phù hợp của nội dung quản lý, từ khâu đánh giá nhu cầu của giáo viên, xây dung kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Tuy nhiên, đánh giá về mức độ thực hiện của các nội dung trên đều còn ở mức hạn chế.

Luận văn cũng đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường PTDTBT THCS cho giáo viên huyện Xín Mần. Các yếu tố ảnh hưởng đều ở mức độ ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng.

Thông quan kết quả nghiên, luận văn cũng đá đánh giá được các điểm mạnh, và hạn chế đồng thời phân tích được nguyên nhân của các hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp ở chương 3.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNG GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG

PTDTBT THCS HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải có tính hệ thống, có nghĩa là chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tương tác với nhau, giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp kia và ngược lại. Bên cạnh đó mỗi biện pháp đều có tính độc lập, tính đặc thù, tuy nhiên không có giải pháp nào là vạn năng, đa trị cả. Giải pháp này là điều kiện, tiền đề cho giải pháp kia, chúng không thể tách rời nhau hợp thành một chỉnh thể thống nhất.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất cần được xem xét, nghiên cứu, dựa vào những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT thường niên. Cụ thể, khi đề xuất các biện pháp quản lí phải thấy được những điểm mới, trên cơ sở nền tảng của những biện pháp cũ đã được thực hiện. Trong hệ thống biện pháp có những biện pháp giữ nguyên, có những biện pháp bổ sung, thay thế hoặc cải tiến để phù hợp với bối cảnh thực hiện.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng. Từ những đúc rút kinh nghiệm trong thực tế biết được những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục các biện pháp mới có tính khả thi. Đối với huyện Xín Mần, các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ tính đặc thù của khu vực miền núi.

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung của địa

phương và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có nhiều biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau mới đạt kết quả tốt. Bởi vậy, trong hoạt động bồi dưỡng cần phải thực hiện đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp.

Các biện pháp về bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh đưa ra phải đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp chiến lược phát triển giáo dục của ngành, của địa phương. Mặt khác, chúng phải được nhìn nhận trên nhiều góc độ và liên quan đến các phương diện về phát triển ĐNGV. Vì vậy, quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải được tiến hành toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và cách thức KTĐG.

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà học sinh cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Biện pháp 1. Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trường PTDTBT lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trường PTDTBT THCS cho cán bộ quản lý và giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho CBQL, giáo viên có nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của bồi dưỡng NLĐG kết quả học tập của học sinh cho đội ngữ giáo viên trường PTDTBT THCS hiện nay; nhận thức được năng lực kiểm tra, đánh giá là nghiệp vụ sư phạm quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chương trình, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Việc thực hiện bồi dưỡng đúng hướng, đúng cáchsẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự cố gắng, vươn lên trong hoạt động giảng dạy, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường và thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Từ đó mỗi cá nhân có ý thức và trách nhiệm cao về những việc được giao để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong phát triển đội ngũ giáo viên, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn có vai trò rất quan trọng, có quan hệ hữu cơ mật thiết với phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và đảm bảo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan nhằm thu được kết quả cao thể hiện băng việc giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức giáo dục và dạy học của mình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Nhà trường tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên về ý nghĩa của việc bối dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập cảu học sinh như thế nào. Mọi giáo viên phải hiểu sâu sắc rằng kết quả KT, ĐG kết quả học tập của học sinh là căn cứ để thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức quá trình dạy học, quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình và chất lượng dạy- học. Đối với học sinh khi tiến hành KT, ĐG sẽ giúp cho HS tự kiểm tra, tự xác định kết quả kiểm tra và tự đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó điều chỉnh cách học, thái độ học tập và phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao.

Việc tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của học sinh phải khoa học, khách quan, công bằng đối với tất cả các học sinh, đề kiểm tra, chấm bài phải đánh giá đúng, tương ứng đối với học sinh, điều này giúp chúng ta phản ánh đúng thực chất hoạt động day - học để từ đó có các biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh các hoạt động phù hợp.

Để thực hiện được mục tiêu này, yêu cầu CBQL và giáo viên phải hiểu rõ được tính triết lý của đánh giá là đánh giá sự tiến bộ của học sinh, tự nhận thức được vai trò và ý nghĩa của KT, ĐG, nhận thức được để thực hiện đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện xín mần, tỉnh hà giang​ (Trang 83 - 118)