THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC KHAI THÁC, THEO dõi và ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sử DỤNG TBDH PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH môn vật lý, hóa học, SINH học ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 (Trang 41 - 45)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Đề tài đã đưa ra thực trạng phổ biến ở các trường THPT và giải pháp phù hợp với thực tiến hiện nay. Đề tài phù hợp với nền giáo dục hiện đại; phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành. Vì vậy, đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THPT có kết nối mạng internet.

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

* Tại Trường THPT Diễn Châu 2 nơi tôi công tác:

Tôi đã tiến hành thực nghiệm đưa sáng kiến vào áp dụng ở năm học 2021- 2022 áp dụng cho công tác quản lí mượn, trả thiết bị các bộ môn Lí, Hóa, Sinh và đem lại hiệu quả cao, cụ thể không để xảy ra các tình trạng chống chéo giữa các GV, các TBDH được bảo quản an toàn, ...

* Tại các trường THPT lân cận khác chúng tôi cũng đề xuất ứng dụng đề tài: - Về số lượng TBDH: Nhìn chung, TBDH được trang bị theo danh mục tối thiểu tại các trường tương đối đầy đủ và đáp ứng nhu cầu về số lượng. Tuy nhiên, việc mua sắm bổ sung, thay thế hàng năm các TBDH này hiện gặp một số khó khăn về nguồn cung cấp các thiết bị, các chi tiết lẻ, nguồn kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa, phương pháp sửa chữa khắc phục các thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng...Trong điều kiện đó thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến TBDH đã góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu, bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế hoặc cải tiến các thiết bị hư hỏng, mất mát và phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương, cơ sở GD. Khi triển khai thực hiện CT GDPT 2018, TBDH hiện tại sẽ không còn phù hợp hoàn toàn. Cùng với đó cũng cần bổ sung TBDH của một số chủ đề, môn học, hoạt động GD mới (không có trong CT GDPT hiện hành).

- Về chất lượng TBDH: TBDH được cung cấp cho các trường theo danh mục do Bộ GD và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành nhìn chung đáp ứng được về số lượng (do các trường có thể tự chủ mua sắm bổ sung) song về chất lượng có những thiết bị còn hạn chế do không đảm bảo yêu cầu về mặt khoa học sư phạm, độ bền chắc, tính trực quan, tính thực tiễn... Một số TBDH chất lượng chưa đảm bảo, dẫn đến tình hình sử dụng TBDH không thành công. Bên cạnh rất nhiều TBDH đang phát huy rất tốt vai trò, công dụng của mình thì cũng còn nhiều TBDH đã bị “xuống cấp” làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi là Cán bộ chuyên trách về thiết bị nên đóng vai trò quan trọng đối với việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học. Chúng tôi áp dụng sáng kiến của mình trực tiếp cho công việc QL TBDH trong năm học 2021-2022 tại trường THPT Diễn Châu 2 theo phương thức sử dụng ngay vào công việc quản lí TBDH và nhật ký lại một số nhược điểm để cải tiến.

3.4. Phương pháp thực nghiệm

Kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình quản lí thiết bị và hướng dẫn thực hành của bản thân, kết hợp cùng với công tác của các tổ chuyên môn để tìm phương án khai thác, theo dõi và đánh giá việc sử dụng thiết bị. Mặt khác bản thân thành thạo trong lĩnh vực CNTT. Từ đó, bản thân đã thiết kế nên website này và tiến hành đưa vào thí nghiệm trên cơ sở khoa học đảm bảo tính tiện lợi và tính khả thi.

Kết hợp giữa bản thân và đồng nghiệp, cần có sự thống nhất giữa các bộ phận. Cán bộ quản lý cần theo dõi, bám sát để đánh giá tình hình triển khai từ đó điều chỉnh, xử lý kịp thời những vướng mắc có thể xảy ra.

Phần mềm được đưa vào ứng dụng hoạt động thử nghiệm và thu thập ý kiến, thu thập kết quả so sánh đánh giá tính hiệu quả so với phương án cũ trên cùng đối tượng tương đương.

3.5. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

- Một số thiết bị còn thiếu so với danh mục cấp.

- Đa số các thiết bị được cấp không đạt, hạn sử dụng ngắn. - Nhiều thiết bị cả năm không được GV sử dụng lần nào

- Nhu cầu sử dụng TBDH của từng bộ môn, từng giáo viên dạy các môn: Lí, Hóa, Sinh cao nhưng lại không biết phân lịch nên chồng chéo nhau

3.5.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

- Phòng thiết bị được sắp xếp và tổ chức một cách hợp lý, ngăn nắp. - Giáo viên thường xuyên sử dụng và sử dụng ngày càng có hiệu quả thiết bị giáo dục được cấp

- Chất lượng giảng dạy và học tập ngày một tăng.

- Bên cạnh đó, thiết bị giáo dục cũng được bảo quản tốt nhờ sự quan tâm tận tình của Ban giám hiệu.

- Nâng cao ý thức sử dụng thiết bị của giáo viên bộ môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên phụ trách thiết bị với Ban Giám hiệu và giữa nhân viên phụ trách thiết bị với các giáo viên bộ môn.

- Tham gia đầy đủ các hội nghị, các cuộc họp được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm, lắng nghe báo cáo nắm được những ưu điểm, những mặt còn hạn chế của các đơn vị bạn. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị của đơn vị mình.

- Hằng năm nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho kho thiết bị, thí nghiệm của trường.

- Lưu trữ tốt các hồ sơ thiết bị qua mỗi năm.

- Làm cho bản thân tôi là nhân viên kiểm phụ trách thiết bị luôn có tinh thần, trách nhiệm, có hiểu biết về các môn học tự nhiên mà có sử dụng các thiết bị khá phức tạp như Lý, Hóa, Sinh, …Đặc biệt, phải có hiểu biết tốt về Tin học (phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để làm báo cáo, …các báo cáo xuất ra từ web là các định dạng tệp Microsoft Excel để thống kiểm kê, làm sổ danh mục).

- Ngoài những nhiệm vụ để giáo viên mượn thiết bị ngày càng nhiều thì hình thức khen thưởng cũng không kém phần quan trọng. Một yếu tố khác góp phần để giáo viên mượn thiết bị ngày càng nhiều là cán bộ thiết bị phải biết sử dụng tất cả các thiết bị và nhận thức được nhu cầu sử dụng của từng người. Có như thế, phong trào mượn đồ dùng dạy học mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục.

3.6. Kết quả đạt được trong quá trình triển khai đề tài.

Qua quá trình triển khai, vận dụng giải pháp trên tại trường THPT Diễn Châu 2 tôi đã đạt được hiệu quả rất cao. Đây là phương pháp đột phá từ quản lý TBDH trên giấy tờ sang hoàn toàn phương pháp mới quản lý TBDH bằng phần mềm. Đã giải quyết được thực trạng về vấn đề khó khăn gặp phải trong khâu quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thiết bị thí nghiệm của giáo viên trong dạy học; thực trạng về hồ sơ, sổ sách ... Đặc biệt đã giảm tải được thời gian, khối lượng công việc rất lớn cho cán bộ quản lý thiết bị và giáo viên, không còn cảnh phải ngồi nhập hồ sơ từng ngày như phương pháp cũ trước đây. Toàn bộ hồ sơ thiết bị dạy học giờ có thể trích xuất từ phần mềm và lưu trữ hàng năm. Kịp thời tham mưu ý kiến cho lãnh đạo để biểu dương những giáo viên sử dụng tốt TBDH trong giảng dạy và đồng thời phê bình những giáo viên còn ít sử dụng TBDH vi phạm quy chế chuyên môn.

Về việc sử dụng thiết bị thí nghiệm của giáo viên theo đúng kế hoạch chuyên môn của Nhà trường. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng cao. Giáo viên ý thức được tầm quan trọng của thiết bị thí nghiệm trong giảng dạy và đã vận dụng nghiêm túc và có tính sáng tạo các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học vào các bài giảng. Giáo viên đã tạo cho mình kỹ năng thao tác với thiết bị, kỹ năng làm thí nghiệm thực hành. Đã loại bỏ được tình trạng dạy chay, dạy suông lý thuyết không sử dụng thí nghiệm thực hành. Không còn hiện tượng làm giả hồ sơ, sổ sách thiết bị để đối phó. Đây là phương pháp khả quan được sự đồng tình rất cao của đội ngũ giáo viên khi áp dụng.

Về chất lượng các tiết thực hành thí nghiệm được nâng cao, nội dung kiến thức kỹ năng trong bài thực hành được đảm bảo theo yêu cầu. Chất lượng bài giảng lên lớp cho học sinh đã được cái thiện rõ rệt, thiết bị thí nghiệm là một trong những phương tiện dạy học truyền tải kiến thức rất hữu hiệu giữa người giáo viên và học sinh.

Người quản lý thiết bị có nhiều thời gian hơn trong lĩnh vực chuyên môn của mình từ đó công tác bảo quản các thiết bị thí nghiệm đã có nhiều tiến bộ đáng kể, số lượng thiết bị hư hỏng do chủ quan được hạn chế tối thiểu. Có nhiều thời gian hơn trong khâu bảo trì thiết bị, vệ sinh, sắp xếp phòng kho, phòng thực hành thí nghiệm gọn gàng, sạch sẽ và bổ trí khoa học. Đặc biệt có nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị thí nghiệm cho giáo viên. Việc sử dụng tốt các thiết bị thí nghiệm vào bài giảng đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Kết quả học tập của học sinh cũng được nâng cao về nhiều mặt.

Qua quá trình triển khai, áp dụng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và theo dõi tình hình sử dụng TBDHtrong Nhà trường đây thực sự là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất cần phát huy và hoàn thiện hơn nữa để được áp dụng rộng rãi trong các trường học.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC KHAI THÁC, THEO dõi và ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sử DỤNG TBDH PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH môn vật lý, hóa học, SINH học ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 (Trang 41 - 45)