Chương 2 : Di tích bến Cống Cái qua tư liệu khảo cổ học
2.1. Đặc trưng di tích
2.1.3. Dấu tích kiến trúc
2.1.3.1. Dấu tích kiến trúc ở khu vực bến Cống Cái
Theo các tài liệu cổ và lời kể của người dân địa phương, thì ở Đồi Đình có 9 cấp nền, nhưng vì cây cối rậm rạp nên hiện tại mới chỉ xác định được vị trí và quy mơ của hai cấp nền dưới cùng ở góc tây nam, gọi là cấp nền I và II. Cấp nền I có dạng gần hình chữ nhật, chiều đơng - tây 19m, bắc - nam 22m, xuất lộ dấu tích kiến trúc bằng đá. Cấp nền II nằm về phía đơng bắc cấp nền I, ở giữa hai cấp nền có một khe nước ngọt được xếp bằng đá. Cấp nền II cũng có dáng gần hình chữ nhật, nhưng ở giữa rộng, thu hẹp về hai bên, có chiều
dài 25m theo hướng tây bắc - đơng nam, rộng 7 - 11m theo hướng đông bắc- tây nam.
- Nền kiến trúc có móng kè đá xuất lộ ở khu vực cấp nền I
Từ kết quả khai quật và thăm dị năm 2016-2017, đã phát hiện móng kiến trúc rộng 1,4-1,5m, được xây dựng bằng việc xếp các khối đá nhiều cỡ thành hàng song song, chèn giữa và trên mặt bằng các loại đá nhiều cỡ và vô số mảnh sành, gốm vỡ xuất lộ trong hố 16SH.H3, 17SH.TS1-TS3. Các viên đá có kích thước và hình dạng khơng đều. Chúng được chèn thêm bằng các mẩu đá nhỏ và các mảnh sành vụn. Móng đá có hướng bắc lệch đơng 150. Nền được nện bằng sét đồi lẫn các hạt laterit và số ít các mẩu gốm, sành, đá vụn.
Mặc dù mới chỉ bộc lộ được phần đường móng phía tây và tây nam, nền kiến trúc này được xác định trong phạm vi diện tích khoảng 5m (bắc-nam) x 9m (đơng - tây). Bên trong nền kiến trúc, có mặt một số khu vực được chèn nhiều đất đồi lẫn đá vụn và các khối đá kê cột có kích thước khơng đồng nhất. Mặc dù chưa bộ lộ đầy đủ và rõ ràng, nhưng “có thể dự đốn các bước gian rộng
khoảng 3m (gian chính) và 2m (gian phụ)” [49; tr. 103]. Về phía đơng bắc kiến trúc, xuất lộ dấu tích các hố cột và hố than tro, có thể liên quan đến các cơng trình phụ như bếp lửa, nhà vệ sinh. Tuy nhiên quy mơ nhỏ và khơng có mặt các dấu tích khác như xương động vật, tàn tích thức ăn. Dự đốn kiến trúc này được tạo dựng thời Lê Trung Hưng, căn cứ vào các mảnh sành gốm chèn vào kiến trúc (Pl 27-h5; Pl 36-37;).
Vào thời kỳ sớm hơn (thời Trần), có dấu vết kiến trúc sử dụng cột chôn trong hố kê và chèn các mẩu đá nhỏ ở đầu phía đơng cấp nền 1. Như vậy, cấp nền I cũng được sử dụng vào thời Trần. Tuy nhiên, do diện tích khai quật còn hạn chế, đặc điểm kiến trúc chưa được nhận diện rõ.
- Cấp nền II và móng kè đá ven chân phía nam Đồi Đình
Kết quả khảo sát và phát quang cấp nền II ven chân đồi phía tây nam Đồi Đình cho thấy, những đường kè đá và mảnh sành, gốm đã được tạo dựng, tạo nên những cấp nền có quy mơ rộng hẹp khác nhau. Về phía tây nam, những khối đá kè lớn ngăn cách cấp nền này với một khe nước lớn chảy từ trên núi xuống. Một số khối đá bằng phẳng mở xuống khe nước có thể được sắp đặt có chủ ý. Về phía đơng nam, các khối đá nhỏ hơn tạo ra một cấp nền thấp, mở xuống một khoảng bằng phẳng thấp xuôi dần xuống ven bờ vịnh. Địa tầng hai hố kiểm tra 17SH.TS4 và 17SH.TS5 cho thấy cấp nền này có thể được san bạt hai lần và cao hơn bề mặt nguyên thủy khoảng 55cm. Trên đó có thể có kiến trúc dạng nhà có cột kê trên các khối đá tảng [49; tr.104].
- Dấu tích kiến trúc khu vực Giếng Đình
Các lớp đá kè tạo mặt phẳng trong khu vực gần Giếng Đình (hố 16SH.H1) có thể đã được tạo tác để phục vụ cho việc lấy nước và sử dụng quanh khu vực Giếng. Các viên đá nhiều cỡ được xếp và chèn thêm các mẩu đá nhỏ, mảnh sành, gốm để tạo mặt bằng hơi dốc. Các lớp kè phía trên chứa các hiện vật thời Lê Trung Hưng, Nguyễn đã được tiếp tục và mở rộng, bên dưới là lớp kè chứa hiện vật thời Trần. Cùng với một mảnh ván gỗ, có thể là mảnh tàu, và một đồng tiền thời Tống phát hiện trong lớp đá kè đường dẫn lên Giếng, có thể cho rằng giếng nước này đã được sử dụng chủ yếu từ thời Trần cho đến gần đây.
Như vậy về cơ bản khu vực hố H1 thể hiện tính chất của các bậc cấp, được tạo dựng khoảng 3 lần vào những thời kỳ khác nhau. Thời kỳ sớm nhất, các khối đá được chèn vào lớp đá gốc và được rải lên bề mặt bằng đất lẫn cuội, đá dăm nhỏ là chính. Căn cứ vào sự xuất lộ của hiện vật, có thể chúng được tạo dựng vào thời Trần, thế kỷ XIII-XIV. Thời kỳ thứ hai, các bậc cấp được thay đổi so với giai đoạn trước. Trong thành phần rải nền có nhiều hiện vật hơn, nhưng đá cuội và đá dăm vẫn chiếm phần lớn. Các di vật xuất lộ cho thấy các cấp nền này được tạo dựng vào thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII- XVIII. Thời kỳ thứ 3, các cấp nền mở rộng nhất, trong khoảng 2m, ngoài vật liệu đá, rất nhiều mảnh sành được sử dụng để tạo nền. Cấp nền này có thể được tạo vào khoảng thế kỉ XVIII-XIX (Pl 27-h1-3; Pl 32, 33).
2.1.3.2. Dấu tích kiến trúc ở khu vực thung lũng Sơn Hào
- Móng kiến trúc chơn cột
Di tích này xuất lộ trong hố 16SH.H4, ở độ sâu -10cm, bề mặt xuất lộ có hình gần trịn, được đầm bằng đá nhỏ, các mảnh gốm men, sành vỡ nhỏ. Phần xuất lộ có đường kính 1,6 – 1,7m theo chiều bắc - nam, chiều đông tây chưa
xuất lộ rõ nhưng đo được 1,5m. Giữa móng kiến trúc là một hố đất lẫn cát màu xám vàng có đường kính khoảng 45 - 50cm, thuần, gần như khơng có hiện vật trên bề mặt. Sau khi cắt ¼ diện tích của kiến trúc cho thấy, ở độ sâu 10cm so với bề mặt móng kiến trúc xuất lộ nhiều mảnh sành và gốm sứ khác nhau, chủ yếu là sành mịn, mảnh gốm men trắng và men ngọc thời Trần. Xuống đến -20cm so với bề mặt móng kiến trúc, có nhiều đá dăm nhỏ, một số mảnh đá hộc, mảnh sành và gốm sứ thời Trần, tuy nhiên mật độ hiện vật không nhiều như lớp trên. Về cơ bản đất màu nâu sẫm, vẫn là lớp vật liệu đầm bên trên sâu xuống. Từ -20 đến -30cm so với bề mặt móng kiến trúc, đất vẫn màu nâu sẫm, có lẫn ít cát mịn và dăm đá nhỏ. Hố đất này có thể là hố chơn cột.Từ tính chất của các di vật cho thấy có thể di tích thuộc thời Trần (Pl 28-
h1-3; Pl 38).
- Hố cột
Ở hố 16SH.TS1 xuất lộ 3 di tích hố cột, đường kính 10-30cm, cách nhau 2m, nằm trong tầng văn hóa thời Trần. Các hố này sâu khoảng 20-30cm, bên trong chỉ có vài mảnh gốm men, sành có niên đại thời Trần. Đây có thể là dấu tích của kiến trúc bằng gỗ. Nhưng vì diện tích khai quật nhỏ nên chưa xác định được tính chất cũng như quy mộ của kiến trúc này (Pl 24-h1).
2.1.4. Di tích hố đất đen
Ở khu vực phía bắc bến Cống Cái có khá nhiều hố đất đen xuất lộ ở hố 17SH.TS2, TS3. Các di tích này khơng có hình dạng cố định, khơng có cấu trúc nhất định. Các hố đất chứa bùn hoặc than tro, đá lổn nhổn. Hoặc bề mặt có lẫn nhiều sỏi nhỏ lổn nhổn. Có thể chúng là các hố cột hay hố than tro có liên quan đến di tích kiến trúc móng đá ở khu vực cấp nền 1. Các hố đất đen này xuất lộ trong lớp văn hóa thời Lê Trung Hưng (Pl 36, 37).
Ở khu vực thung lũng Sơn Hào, các dấu tích bếp lửa và hố đất đen chứa chủ yếu là các mảnh vỏ nhuyễn thể có mặt trong hố 16SH.TS1, 16SH.H5,
xuất lộ ở độ sâu -3-30cm, cho thấy chúng thuộc giai đoạn cư trú thời Lê Trung Hưng, Nguyễn và thời kỳ gần đây. Đáng chú ý nhất là hố đen 16SH.H5.L6.F4 xuất lộ ở hố H5, ở độ sâu -60cm đến sinh thổ. Hố khơng có hình dạng nhất định, rộng theo chiều đông - tây 2,5m, vẫn tiếp tục ăn sâu vào vách bắc - nam. Đất có màu đen, ẩm ướt, thành phần khá nhiều sét dẻo, càng xuống dưới tỷ lệ cát càng lớn. Bên trong chứa số lượng lớn hiện vật, 3177 mảnh, chiếm 20% trong tổng số hiện vật thu được ở hố H5, gồm nhiều loại chất liệu như gốm men Việt Nam, Trung Quốc, gốm có áo, đồ kim loại [49;
Tr. 117]. Đáy hố đen F4 thể hiện không rõ, chỉ là một vùng rộng ăn lõm vào
sinh thổ, có thế dốc xi xuống góc tây nam. Có thể thấy các hiện vật được dồn vào khu vực sườn đồi thấp, tạo nên F4, chứ không phải là một hố đào nhân tạo. Di tích này được xác định vào thời Trần, thế kỷ XIII-XIV (Pl 39-
h2).
2.2. Đặc trưng di vật
Tổng số 29.174 hiện vật thu được qua các đợt khảo sát và khai quật, gồm các loại hình đồ sành, đồ gốm men Trung Quốc và Việt Nam, đồ gốm có áo, đồ đất nung (sành thơ/gốm, vật liệu kiến trúc, chì lưới), đồ kim loại (Pl 1-4).
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện vật xuất lộ tại bến Cống Cái năm 2014-2017
Gốm Gốm Gốm Sành Sành Ghè VL Đồ Thiên Chì HV
men men thơ kim Tổng %
có áo mịn trịn KT thạch lưới khác VN TQ /gốm loại KS 2014 105 13 0 206 9 0 1 1 335 1,1 KS 2016 1309 149 506 2445 409 2 336 15 3 2 5176 17,7 KQ 2016 3331 1208 3712 11430 2234 59 132 342 8 19 29 22504 77,2 KS 2017 160 23 4 757 148 42 6 16 2 1 0 1159 4 Tổng 4905 1393 4222 14838 2791 103 483 373 10 24 32 29174 100 % 16,8 4,7 14,5 51 9,5 0,35 1,7 1,3 0,04 0,08 0,1 100
Biểu đồ 2.1: Số lượng hiện vật xuất lộ tại bến Cống Cái năm 2014-2017
2.2.1. Đồ gốm men
2.2.1.1. Gốm men Việt Nam
- Về đặc điểm phân bố
Tổng số 4905 mảnh gốm men, chiếm 16,8 %, gồm các dịng men khác nhau có xuất xứ Việt Nam được phát hiện qua các đợt khảo sát và khai quật năm 2014-2017. Trong đợt kháo sát năm 2014, các hố 14CC.TS1, TS2, TS3 và điểm khảo sát ở trên vách tây đường vào nhà máy rác14SH3, 14SH4 đã phát hiện được 105 hiện vật (trong đó 2 bát đủ dáng và 103 mảnh vỡ); các hố thăm dò năm 2016 16SH.TS1-TS6 phát hiện được 1309 hiện vật (gồm 1 đĩa đủ dáng và 1308 mảnh vỡ); các hố thăm dò năm 2017 17SH.TS1-5 phát hiện được 160 mảnh); cuộc khai quật năm 2016 phát hiện được 3331 hiện vật (gồm 23 bát, đĩa đủ dáng và 3308 mảnh), trong đó phân loại chi tiết 3085 hiện vật
(Pl 5).
Nhóm gốm men Việt Nam xuất lộ trong tất cả các hố thăm dò, khai quật, trong tất cả các lớp đào. Ở mỗi khu vực có số lượng xuất lộ nhiều ít khác
nhau. Trong đó tập trung chủ yếu trong hố 16SH.H5, có 2585 mảnh, chiếm 54% trong tổng số hiện vật gốm men thu được qua các năm (Pl 4).
- Về dịng men và loại hình
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các dòng gốm men Việt Nam trong đợt khai quật tháng 8 năm 2016
Gồm các dòng gốm men trắng, men ngọc, men nâu, gốm hoa nâu, gốm hai màu men và gốm hoa lam. Trong đó tuyệt đại đa số là gốm men trắng, chiếm 82,4% trong tổng số các dịng men gốm (năm 2016). Men trắng thường có màu trắng ngả xám/ ngả vàng, men bong tróc nhiều, xương thơ; cịn các mảnh men trắng ngả xanh, men bám chắc, xương mịn, đanh. Men ngọc có số lượng khơng nhiều, thường phủ khơng đều, nhiều mảnh có hiện tượng đọng men. Các mảnh men nâu thường phủ dày nhưng bị phai và sủi men. Các mảnh gốm hoa nâu chỉ phủ men bên ngoài, nền men trắng thường mỏng, rạn, cạo men vẽ hoa nâu mơ típ hoa lá.
Loại hình chủ yếu của nhóm gốm men Việt Nam là bát, đĩa, âu, một số ít bình/vị, thạp, chậu. Loại hình bát, đĩa, âu/liễn, chậu, bình/vị xuất hiện ở các dòng men trắng, nâu, ngọc, hai màu men. Riêng loại hình thạp chỉ xuất lộ trong dịng gốm hoa nâu (Hình 2.1).
- Về kỹ thuật tạo dáng
a
b c d
Hình 2.1: Một số loại hình chính của gốm men Việt Nam
a. Bát; b,c. Đĩa, d. Âu (Bv: Bùi Văn Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hiếu)
Các mảnh miệng chủ yếu của loại hình bát có miệng loe xiên thẳng, mép trơn. Loại hình đĩa có miệng loe bẻ, bản miệng rộng. Các mảnh bình/vị/chậu có miệng loe cong. Loại hình âu có kiểu miệng khum, đáy bằng.
Khác với gốm men Trung Quốc, gốm men Việt Nam có 3 kiểu đáy bằng, đáy đặc, chân đế vành khăn. Riêng kiểu đáy đặc chỉ xuất hiện ở dịng men trắng, phần lớn thuộc loại hình bát. Kiểu đáy bằng và chân đế vành khăn xuất lộ ở phần lớn các dòng men. Kiểu đáy bằng xuất lộ ở loại hình âu/liễn, đĩa, bình/vị, thạp, chậu. Chân đế vành khăn trên loại hình bát, đĩa là chủ yếu.
Các mảnh chân đế vành khăn có kỹ thuật tạo chân đế khác nhau. Phổ biến là loại chân đế cắt phẳng, tạo mặt cắt hình chữ nhật, nhóm này thường được sử dụng trong cả 3 kỹ thuật nung. Nhưng các mảnh chân đế có mặt cắt hình thang ngược thường dùng trong kỹ thuật nung có bột chống dính và con kê có mấu. Kiểu chân đế thấp, gần đặc, mép rộng và cắt nham nhở của nhóm
men trắng tương đồng với các mảnh phát hiện ở Thung Lấm (Tràng An, Ninh Bình).
- Về kỹ thuật nung và niên đại
+ Niên đại thời Trần, TK XIII-XIV (Bảng 2.2, Hình 2.2):
Gồm các dịng men trắng, ngọc, nâu, hoa nâu, hai màu men. Có số lượng và loại hình đa dạng nhất, gồm bát, đĩa, âu/liễn, bình/vị, thạp, chậu. Hầu hết các mảnh trong nhóm gốm men trắng, trừ nhóm ve lịng chiếm tỉ lệ nhỏ, đều thuộc thời Trần, thế kỷ XIII-XIV. Các dòng men nâu, hoa nâu, hai màu men đều mang các đặc điểm men và kĩ thuật tạo tác thời Trần. Các hiện vật sử dụng kỹ thuật nung đơn chiếc va đa chiếc. Các mảnh đáy đặc nung đơn chiếc là chủ yếu. Kiểu đáy bằng được nung đơn chiếc đối với các loại hình có kích thước lớn như âu lớn, thạp, bình/vị. Loại hình âu nhỏ, đĩa nhỏ sử dụng bột chống dính hoặc con kê có mấu để xếp nung, cá biệt một số nung đơn chiếc. Chân đế vành khăn sử dụng kỹ thuật chống dính khi nung như dùng bột chống dính, con kê có mấu và các mảnh nung đơn chiếc (Pl 42-47).
Các hiện vật có vịng trịn chống dính trong lịng, rộng, nơng, khá giống kiểu cạo ve lịng nhưng độ rộng khơng đều, khơng quy chuẩn, chân đế mặt cắt hình chữ nhật, khá cao, chủ yếu trong nhóm gốm men ngọc, có niên đại giữa TK XIII, giai đoạn này số lượng hiện vật khơng nhiều. Tuy nhiên nhóm hiện vật có kỹ thuật nung sử dụng bột chồng dính để lại dấu vết là các vịng trịn chống dính trong lịng, một số mảnh cịn bột chống dính ở vành đế, và chân đế thấp, vành đế được cắt vát, được phát hiện nhiều ở hố H5, từ L5b – L8.F4 có niên đại cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV, số lượng khá nhiều 151 mảnh của dòng men trắng, ngọc, nâu (đợt khai quật tháng 8 năm 2016) (Pl 43, 44; Pl 45-h1,2; Pl 46-h4). Sang TK XIV, kỹ thuật sử dụng con kê có mấu trở nên
phổ biến, con kê có kích thước nhỏ, loại 3-5 mấu, chân đế được cắt gọt cẩn thận, tạo mặt cắt hình thang (Pl 45-h3).
Các trang trí hoa văn ở bên trong hoặc bên ngồi. Ở nhóm men trắng, motip hoa văn rất đa dạng, bên trong chủ yếu in nổi, in chìm hoặc dùng que tạo hoa văn dưới men tạo motip hoa lá, sóng nước, đường gờ…bên ngồi thường cạo thân dọc tạo cánh hoa cúc nhỏ, hoặc cắt thân tạo cánh sen, kiểu tạo hoa văn này tương tự kỹ thuật tạo hoa văn của các hiện vật trên dòng men