1.3. Các cuộc khảo sát và khai quật tại di tích bến Cống Cái
1.3.2. Khảo sát năm 2014
Tháng 5 năm 2014, trong q trình làm đường để xây dựng lị đốt rác thải ở khu vực Cống Cái đã làm phát lộ một số lớn di vật. Sau khi nhận được thông tin từ nhân dân, BQL các di tích trọng điểm Quảng Ninh (CDTTĐ) đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức khảo sát nhanh tại khu vực này. Cuộc khảo sát đã phát hiện nhiều mảnh sành sứ và gốm men, đặc biệt là các mảnh sành và gốm có đặc điểm thời Trần.
Tháng 7 năm 2014, Viện Khảo cổ học phối hợp với BQL CDTTĐ tỉnh Quảng Ninh và các chuyên gia khảo cổ học dưới nước quốc tế tiến hành khảo sát trong khu vực này và thu thập nhiều di vật xuất lộ dọc theo con đường dẫn ra Cống Cái của thôn Sơn Hào và rất nhiều mảnh sành, sứ, đất nung ven bờ vụng. Các di vật xuất lộ bao gồm trang trí đất nung, mảnh sứ, sành, mảnh gạch và ngói. Nghiên cứu mặt cắt ở vách phía tây của con đường trong khu vực này, ký hiệu 14SH3, 14SH4, đồn đã xác định được dấu tích tầng văn hóa dày 30-40cm, hiện vật chủ yếu là đồ gốm men Việt Nam và đồ sành. Phần lớn
các di vật xuất lộ có thể xác định niên đại vào thời Trần, và các di vật thuộc thời kỳ sớm hơn và muộn hơn [31, tr.15] (Pl 22, h3-4; pl 28).
Ngoài việc khảo sát trên bề mặt, một số hố kiểm tra được thực hiện. Trên bờ vụng, trong phạm vi 1m2, ký hiệu 14CC.TS1, đã thu được 121 mảnh gồm đồ gốm, sành, trong đó có 34 hiện vật thời Trần và 97 hiện vật thời Lê sơ. Ngoài ra, mở 02 hố kiểm tra ở mép nước khi thủy triều xuống, khi thủy triều lên bị ngập nước hồn tồn. Mỗi hố có diện tích 1m2, ký hiệu 14CC.TS2, 14CC.TS3, sử dụng phương pháp lặn bình khí nén để tiến hành khai quật. Các hố thăm dò này dừng lại ở độ sâu chừng 30-40cm so với bề mặt vụng. Hiện vật thu được 20 mảnh đồ gốm men, sành mịn của loại hình bát, lon, bình/vị. Số lượng không nhiều như khu vực dọc bờ Cống Cái [31, tr.14-15, 23] (Pl 1;
pl 10; pl22,h5-6).