Chế độ thƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 57 - 59)

- Tiền lương tối thiểu chung: Do Nhà nước quy định và áp dụng trên phạm

CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI & ĐẦU TƢ TNG

2.1.4. Chế độ thƣởng

Tiền thưởng là một loại thù lao lao động bổ sung cho lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm, tăng thêm thu nhập lao động để kích thích người lao động nỗ lực thường xuyên trong cơng việc, là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực. Chế độ tiền thưởng bao gồm những quy định của Nhà nước bổ sung cho chế độ tiền lương trên cơ sở phân phối lại lợi nhuận nhằm điều tiết một cách hợp lý thu nhập cho người lao động nhằm khuyến khích họ làm việc có năng suất, chât lượng và hiệu quả. Tiền thưởng được xác định phù hợp với tiền lương cơ bản và làm sao tiền lương khơng mất đi tác dụng của nó đối với người lao động. Do tính chất quan hệ lao động khác nhau mà viêc trả lương khác nhau và từ đó việc quy định chế độ tiền thưởng có sự khác nhau giữa khu vực hành chính và khu vực sản xuất kinh doanh. Chế độ tiền thưởng đối với khu vực sản xuất kinh doanh rất đa dạng và phong phú về hình thức. Quỹ tiền thưởng được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau của doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt hợp đồng kinh tế, chất lượng sản phẩm... Chế độ thưởng đối

với người lao động gồm nhiều chế độ: Thưởng hồn thành định mức, thưởng sản phẩm có chất lượng cao, thưởng tiết kiệm nguyên liệu... Cơ sở thưởng là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với làm lợi của người lao động cho doanh nghiệp.

Việc thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: “Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hồn thành cơng việc của người lao động”. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”. Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hồn thành cơng việc của người lao động, doanh nghiệp trích lập quỹ khen thưởng từ lợi nhuận sau thuế để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hồn thành cơng việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận

- Các doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Quy chế thưởng đối với người lao động sau khi tham khảo ý kiến với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố cơng khai trong doanh nghiệp.

Qua q trình phân tích và tìm hiểu sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương, đó là nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng cơ chế tiền

lương và cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp, xây dựng thang lương, bảng lương và góp phần vào việc bảo vệ được lợi ích cho người lao động. Tuy nhiên trên thực tế khi áp dụng vẫn cịn khơng gặp ít khó khăn và chưa phù hợp với thực tế, khơng chỉ thế mà cịn các doanh nghiệp chưa thực hiện theo đúng pháp luật quy định. Về chế độ thưởng, trên thực tế các doanh nghiệp đều thưởng cho người lao động khi họ hồn thành cơng việc được giao (chủ yếu là vào dịp tết). Song, nhìn chung tiền thưởng khơng đồng đều có lao động thì q nhiều, có lao động thì q ít. Điều đó mất đi tác dụng của tiền thưởng, đa số các doanh nghiệp chưa có một cơ chế thưởng cho việc thưởng ở đơn vị mình, hoăc là khi thưởng không tham khảo với Ban chấp hành cơng đồn trong doanh nghiệp [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)