Nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi chính sách pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 100 - 104)

- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

ĐẦU TƢ & THƢƠNG MẠI TNG

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi chính sách pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp

lương trong các doanh nghiệp

Thứ nhất: Nâng cao năng lực thỏa thuận của người lao động

Việc cao năng lực thỏa thuận của người lao động đó sẽ xây dựng được một lực lượng công nhân không chỉ chủ động trong cơng việc, mà cịn chủ động trong việc thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trả lương, thưởng, từ đó khắc phục tình trạng hiện nay, đó là nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang trả lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu. Muốn vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức và chất lượng công tác đào tạo đội ngũ công nhân. Tăng cường đầu tư các nguồn lực để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu công nhân, với đội ngũ cơng nhân có trình độ cao, biết ứng xử linh hoạt và sáng tạo trong lao động, sản xuất và trong đời sống xã hội, làm chủ được công nghệ tiên tiến, đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân lành nghề. Nhiều nước trên thế giới không quan tâm đến vấn đề lương tối thiểu vì tiền

lương là do thị trường lao động điều tiết. Ví dụ tại Mỹ, hơn 30 năm nay họ không điều chỉnh lương tối thiểu vì bản thân năng lực thỏa thuận của người lao động rất tốt [22].

Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiền lương

Từ khi Nhà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo cơ chế tiền lương cho người lao động cũng thay đổi theo. Với sự thay đổi của cơ chế tiền lương ngày càng phức tạp, cần phải có một đội ngũ cán bộ làm cơng tác về tiền lương nhiều về số lượng và giàu về chất lượng. Thực tế hiện nay, cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ pháp luật tiền lương chưa nhiều, trong khi đó, nghiệp vụ về cơng tác tiền lương hết sức phức tạp, địi hỏi mọi các bộ, nhân viên làm cơng tác tiền lương phải nắm chắc quy trình, kỹ thuật pháp luật về tiền lương. Trước sự lớn mạnh về nền kinh tế, tiền lương được coi đầu vào của chi phí sản xuất của doanh nghiệp và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, yêu cầu bức thiết nhất cần quan tâm, đầu tư thỏa đáng là đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương để đáp ứng được nhu cầu đang cần thiết. Ngoài ra, cần chú ý đến việc đào tạo cả cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương tại các doanh nghiệp có sử dụng lao động để đảm bảo cho những chính sách của tiền lương đúng pháp luật, đảm bảo được quyền lợi cho người lao động. Nhưng điều quan trọng hơn cả là thực hiện tốt công tác cán bộ làm công tác tiền lương từ khâu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và đải ngộ.... để động viên đội ngủ cán bộ, nhân viên làm công tác tiền lương. Đối với mỗi bản thân cán bộ, nhân viên cần tích cực chủ động và thường xuyên trau dồi kiến thức về tiền lương cũng như kiến thức xã hội, từ đó hiểu rõ hơn về công việc của bản thân, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình, tích cực hoạt động, phát hiện vi phạm và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền kịp thời giải quyết.

Thứ ba: Nâng cao vai trị của Cơng đồn trong việc thực thi chính sách

tiền lương, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động

Để cho việc thực thi chính sách tiền lương đúng pháp luật, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc cần thiết là Cơng đồn các cấp nói chung và Cơng đồn trong các doanh nghiệp nói riêng cần chủ động, tích cực tham gia, kết hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, kiểm tra, tham gia vào các hoạt động như hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, cơ chế tiền lương ...Vì vậy, phải xây dựng Cơng đồn vững mạnh góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Đa dạng hóa các hình thức vận động tập hợp quần chúng, để thu hút, động viên được ngày càng đông đảo công nhân trong các thành phần kinh tế vào Cơng đồn và tự giác tham gia hoạt động cơng đồn. Cơng đoàn phải hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, tập hợp, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hịa, ổn định góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội làm mục tiêu hoạt động [18].

Cơng đồn phải thường xun tuyên truyền pháp luật, giáo dục kiến thức pháp luật tiền lương cho người lao động, bên cạnh đó, Cơng đoàn các cấp và Cơng đồn trong các doanh nghiệp chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về tiền lương, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, tập huấn văn bản pháp luật về tiền lương cho người lao động. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho cán bộ đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng đồn có năng lực, trình độ có phẩm chất chính trị và bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình với hoạt động

cơng đồn, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, góp phần vào việc đấu tranh và giải quyết các vi phạm pháp luật về tiền lương.

Thứ năm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật

tiền lương cho người lao động

Hiện nay, lực lượng lao động phần lớn chưa được trang bị các kiến thức về pháp luật lao động, đặc biệt là pháp luật về tiền lương. Lao động đa phần xuất phát từ lao động phổ thông và lao động nông nghiệp. Từ thực trạng này cho thấy, kiến thức pháp luật về tiền lương vẫn còn mới mẻ đối với người lao động. Để khắc phục tình trạng trên, cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một biện pháp hữu hiệu. Các cơ quan quản lý lao động và hoạt động của các doanh nghiệp lao động phải thường xuyên tuyên truyền pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các đối tượng là các doanh nghiệp có sử dụng lao động dưới 50 lao động, cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, khơng phải tun truyền một cách chung chung, mà cần phải xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền pháp luật. Vì thế, các cơ quan liên quan đến việc thực hiện tiền lương cho người lao động cần xây dựng kế hoạch, chương trình để tun truyền và giải thích chính sách pháp luật về tiền lương hiệu quả.

Thứ sáu: Kết hợp chặt chẽ, thống nhất của các cơ quan xây dựng và thực

thi chính sách pháp luật về tiền lương và sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động

Pháp luật tiền lương là công cụ pháp lý để Nhà nước thực hiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Do đó, sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải chặt chẽ, thống nhất từ các khâu xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện chế độ, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền lương, phối hợp

với các ban ngành liên quan thực hiện triệt để, có hiệu quả các quy định của pháp luật về tiền lương. Trong quá trình đó, người lao động và người sử dụng lao động với quyền lợi của mình cần có sự tham gia vào quá trình quản lý, kiểm tra..., cũng như đóng góp ý kiến để hồn thiện chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)