Một số ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 64 - 68)

- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

2.2.1.1. Một số ưu điểm

Từ tháng 10/2011, Việt Nam đã thực hiện chính sách xóa bỏ chênh lệch tiền lương tối thiểu giữa khu vực doanh nghiệp trong nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, giữa các loại hình doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân... Đây là chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng về tiền lương cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

Dệt May là ngành sử dụng rất nhiều lao động. Lao động của ngành Dệt May chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có đến 80% là lao động nữ, làm việc chủ yếu tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người. Lần đầu tiên các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May đã ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành. Có 69 doanh nghiệp đăng ký thực hiện với tổng số lao động là 90.266 người. Số lao động tham gia vào thoả ước này chiếm khoảng 50% trong tổng số gần 200.000 lao động của toàn ngành. Thoả ước lao động tập thể ngành có 14 điều cơ bản, trong đó có các quy định về đảm bảo việc làm và văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp, quy định về lương, tiền tăng ca của người lao động và cách thức xử lý khi có tranh chấp lao động. Những quy định này đều cao hơn các tiêu chuẩn trong Bộ luật Lao động hiện hành. Ví dụ, nếu cơng nhân làm việc đủ thời gian, đủ định mức thì khơng kể tiền tăng ca, làm thêm giờ thu nhập bình quân của những người làm việc tại vùng 1 (theo lương tối thiểu) mức thấp nhất phải là 1,7 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 1,6 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 1,4 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 1,2 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ cao hơn hiện nay khoảng 15 – 30% so với mức bình thường và tránh được tình trạng mức lương trung bình chung thì cao, nhưng lương của lãnh đạo là hàng chục ngàn đôla Mỹ trong khi cơng nhân chỉ 1 triệu đồng/tháng” [27, 31].

Ngồi ra, chủ sử dụng lao động cam kết không xây dựng quá 15 bậc lương, tránh tình trạng như hiện nay nhiều doanh nghiệp xây dựng tới 30 – 40 bậc lương, mỗi bậc chỉ cách nhau tí chút để người lao động có được tăng bậc cũng chỉ được tăng lương chút ít. Mức lương bậc 1 của người lao động ở những công việc địi hỏi học nghề phải cao hơn ít nhất 10% so với lương tối thiểu vùng

do Chính phủ quy định (hiện tại quy định của Nhà nước là cao hơn 7%). Chủ sử dụng lao động phải xét nâng bậc cho người lao động sau 1 – 2 năm, rút ngắn một năm so với quy định của Nhà nước là 2 – 3 năm. Cứ sáu tháng một lần, bản thoả ước này sẽ được các bên cùng xem xét và điều chỉnh lại.

Thực tế cho thấy, sau một thời gian áp dụng thí điểm, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh chế độ cho người lao động sau khi tham gia thỏa ước ngành. Các công ty như: Công ty Dệt may Hà Nội, Công ty Dệt may Nam Định, Công ty Dệt may Việt Hưng, Công ty Dệt may Thành Công, Công ty Dệt may Đồng Nai... đều đã điều chỉnh mức ăn giữa ca; Công ty Dệt may Hà Nội, Cơng ty Dệt may Hịa Thọ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu, tăng 12%. Hầu hết các đơn vị tham gia đã điều chỉnh mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua đào tạo nghề cao hơn tối thiểu 10% so với lương tối thiểu vùng (thay vì 7% theo Nhà nước quy định), phụ cấp độc hại tối thiểu cao hơn 7% so với cơng việc bình thường (thay vì 5% theo quy định của Nhà nước). Có những nơi như Cơng ty Dệt kim Đông Xuân điều chỉnh tăng đơn giá tiền lương nhưng không tăng định mức lao động. Tổng công ty Cổ phần May Hưng Yên nâng mức thu nhập bình quân tối thiểu của người lao động lên 3,6 triệu đồng/người/tháng... Đặc biệt, tình trạng biến động lao động đã giảm hẳn, nhất là trong dịp tết, các doanh nghiệp ít gặp khó khăn do người lao động bỏ việc so với trước đây [27].

Theo nhận xét của Cơng đồn Dệt May Việt Nam, sau thời gian thực hiện thí điểm thỏa ước lao động ngành, nhận thức của cả người sử dụng lao động và người lao động về vai trò của thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp và cấp ngành đã tăng cao, góp phần hình thành giá cả sức lao động và thị trường lao động trong lĩnh vực dệt may. Mối quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động được đảm bảo. Điều này thể hiện rõ nét ở chỗ, trong

thời gian thực hiện thí điểm khơng có đơn vị nào tham gia thỏa ước lao động ngành để xảy ra tình trạng người lao động tổ chức đình cơng.

Q trình thí điểm thỏa ước lao động tập thể ngành, ngành Dệt May Việt Nam đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Nhà nước về triển khai thỏa ước lao động tập thể ngành, nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ tại các doanh nghiệp [23].

Từ ý kiến của người sử dụng lao động và các Cơng đồn cơ sở đại diện cho người lao động, Cơng đồn Dệt May Việt Nam đã thương lượng về những nội dung cần sửa đổi (và sẽ được áp dụng thời gian tới). Một trong số đó là mức ăn giữa ca tối thiểu sẽ không áp dụng một mức sàn chung, mà tuỳ theo các vùng được Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu vùng. Tăng mức thu nhập tối thiểu bình quân đối với người lao động là công nhân nếu làm việc đầy đủ theo thời gian làm việc tiêu chuẩn (đủ 12 tháng, đủ thời gian tiêu chuẩn trong tháng) và đảm bảo định mức lao động, chất lượng sản phẩm. Cụ thể, thu nhập bình quân của công nhân gồm tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp (không kể tiền ăn giữa ca và các khoản nộp bảo hiểm) tối thiểu là 1,95 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 1; vùng 2 là 1,85 triệu đồng/người/tháng; vùng 3 là 1,75 triệu đồng/người/tháng; vùng 4 là 1,55 triệu đồng/người/tháng [2].

Định kỳ 6 tháng hoặc một năm căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố, đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động xem xét thoả thuận điều chỉnh tăng các chế độ ăn giữa ca, thu nhập bình quân tối thiểu cho phù hợp... Nội dung thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam sau khi sửa đổi, bổ sung đã được toàn bộ các doanh nghiệp tham gia trong thời gian thí điểm tiếp tục

đăng ký tham gia và có thêm 12 doanh nghiệp mới đăng ký, nâng tổng số đơn vị tham gia lên 81 doanh nghiệp với gần 100.000 lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tiền lương thực trạng áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 64 - 68)