Chương 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự
2.7. Trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc kiểm sát hoạt động tranh tụng
HOẠTĐỘNG TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật thì VKS có trách nhiệm kiểm sát hoạt động tranh tụng. Theo đó, VKS kiểm sát hoạt động tranh tụng của các bên đương sự cũng như kiểm sát xem Tòa án có thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của
người điều khiển quá trình tranh tụng không? Khi thực hiện chức năng này VKS có những quyền hạn, nhiệm vụ sau:
- Tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật;
- Kiểm sát viên có thể hỏi đương sự khi xét thấy cần thiết;
- VKS phát biểu quan điểm tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm VADS, cụ thể là:
+ Tại phiên tòa sơ thẩm, ngoài nội dung quy định tại điều 234 của BLTTDS 2011 là tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm HĐXX nghị án thì BLTDS 2015 đã bổ sung tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên còn phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án. (Điều 262 BLTTDS 2015).
+ Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết VADS ở giai đoạn phúc thẩm (Điều 306 BLTTDS 2015). Trong giai đoạn này, VKS không chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mà Viện kiểm sát còn kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm và bảo vệ quan điểm kháng nghị của mình khi viện trưởng viện kiểm sát kháng nghị nên tại phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
- Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Theo Điều 341 BLTTDS 2015 thì đại diện VKS trình bày nội dung kháng nghị, phát biểu ý kiến của VKS về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
- VKS có quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- VKS có quyền kiến nghị đối với các quyết định của Tòa án như kiến nghị quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án…
Tóm lại, Kiểm sát viên chỉ thực hiện việc tranh tụng trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định. Tuy nhiên, với vai trò là người tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình tranh tụng thì sự kiểm sát này đảm bảo cho hoạt động tranh tụng được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên tham gia tranh tụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong Chương 2 tác giả đã đi vào phân tích cụ thể những quy định của BLTTDS 2015 về hoạt động tranh tụng trong TTDS . Bảo đảm tranh tu ̣ng trong xét xử là chủ trương lớn được xác định trong nhiều văn kiện của Đảng ; đươ ̣c Hiến pháp năm 2013 ghi nhận là mô ̣t nguyên tắc trong tổ chức , hoạt động của Tòa án nhân dân . Nguyên tắc này đã được cu ̣ thể hó a trong BLTTDS 2015. BLTTDS 2015 ra đời bổ sung thêm nhiều quy định mới đặc biệt là các quy định nhằm đảm bảo thực hiện tranh tụng trong xét xử. Những quy định này đã xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; thực hiện tốt việc tranh tụng xem đó là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Với những quy định mới này tạo cơ sở, bảo đảm cho hoạt động tranh tụng ngày càng mở rộng và được thực hiện có hiệu quả.
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT