Mô hình quản trị công ty cổ phần trong giai đoạn thứ hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở việt nam (Trang 31 - 49)

5. Bố cục của Luận văn

2.2. Mô hình quản trị công ty cổ phần trong giai đoạn thứ hai

2.2.1. Mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật Công ty 1990

Theo Luật Công ty 1990, cơ cấu trị công ty cổ phần gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc điều hành. Về cơ cấu có thể thấy đây là mô hình không mấy khác biệt so với mô hình quản trị công ty cổ phần ở giai đoạn thứ nhất. Có khác biệt duy nhất ở chỗ thay ủy viên hoặc các ủy viên kiểm toán bằng một cơ quan của công ty là “Ban kiểm soát”. Tuy nhiên thực chất Ban kiểm toán thực hiện các công việc của kiểm toán nội bộ công ty.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm đại hội đồng thành lập, đại hội đồng bất thường và đại hội đồng thông

thường với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, gồm từ 3 - 12 thành viên, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc (tổng giám đốc) công ty, thì Hội đồng quản trị cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc (tổng giám đốc). Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Ngoài ra, trong công ty có hai kiểm soát viên do đại hội đồng bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán.

Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Công ty 1990 có một số đặc điểm nổi bật như:

- Về quyền của các cổ đông: Luật công ty 1990 được đánh giá là quy định chưa đầy đủ, chưa chính xác các quyền của cổ đông trong công ty cổ phần.

Điều 8 - Luật công ty 1990 quy định cổ đông của công ty có quyền “sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty”. Đây là quy định chưa chính xác. Bởi vì, bản chất của công ty cổ phần (cũng như công ty TNHH) là về pháp lý, cổ đông chỉ có một phần quyền sở hữu đối với công ty chứ không phải đối với tài sản của công ty.

Khoản 4 Điều 8 quy định nhóm cổ đông trong công ty cổ phần đại diện cho ít nhất ¼ số vốn điều lệ có quyền yêu cầu triệu tập đại hội đồng để xem xét và giải quyết những việc mà Hội đồng quản trị hoặc giám đốc bỏ qua. Luật Công ty 1990 chưa quy định cổ đông có các loại quyền khác như đề cử người vào Hội đồng quản trị, kiến nghị nội dung và chương trình họp Đại hội đồng cổ đông, quyền xem xét danh sách cổ đông có quyền biểu quyết…

Ngoài ra, Luật Công ty 1990 chưa quy định các quyền cơ bản của các cổ đông như: quyền được cung cấp thông tin cơ bản về tài chính, quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty; quyền được ưu tiên mua cổ phần hoặc vốn góp chi phối theo tỷ lệ vốn góp hiện có đối với cổ phần mới phát hành…

- Về Đại hội đồng cổ đông: Luật công ty 1990 quy định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông ít và sơ sài.

Theo khoản 2 và 3 Điều 37 - Luật công ty 1990, Đại hội đồng cổ đông có các quyền sau:

+ Quyết định sửa đổi Điều lệ công ty;

+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm;

+ Thảo luận và thông qua bảng tổng kết tài chính hàng năm;

+ Bổ nhiệm và bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

+ Quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ, số lợi nhuận chia cho các cổ đông, phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với công ty trong kinh doanh;

+ Xem xét, quyết định các giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của công ty;

+ Xem xét sai phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại lớn cho công ty.

Thể thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông, điều kiện để Đại hội đồng cổ đông hợp lệ, thể thức thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải do Điều lệ của công ty quy định.

Như vậy, so với những quyền hạn tối thiểu mà Đại hội đồng cổ đông thường có, thì Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Luật Công ty 1990 thiếu một số quyền cơ bản sau:

+ Quyết định về việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, chia và tách công ty;

+ Quyết định về việc thực hiện các giao dịch lớn;

+ Quyết định về số lượng và loại cổ phần được quyền phát hành; + Quyết định giải thể công ty.

- Về việc bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông thiểu số: quy định về Đại hội đồng cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 1990 được đánh giá là chưa bảo vệ các cổ đông thiểu số.

Luật Công ty 1990 không quy định cụ thể hình thức, trình tự và thủ tục cần thực hiện để triệu tập họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Do không có quy định hướng dẫn về nguyên tắc bầu cử ở Đại hội đồng cổ đông nên nguyên tắc phổ biến được chấp nhận là Đại hội đồng cổ đông hợp lệ nếu có sự hiện diện của 51% số vốn Điều lệ trở lên và quyết định được thông qua khi có số cổ đông đại diện cho hơn ½ số vốn tham dự chấp thuận. Nguyên tắc này đã loại hoàn toàn vai trò của các cổ đông thiểu số trong Đại hội đồng cổ đông. Một ít cổ đông đa số thâu tóm toàn bộ quyền quản lý công ty. Tất cả thành viên của Hội đồng quản trị đều là người do họ chỉ định và bổ nhiệm. Ngay cả khi cổ đông thiểu số chiếm tới 49% vốn điều lệ, thì những những người này vẫn không có dại diện của mình trong Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát.

Luật Công ty 1990 do không quy định chi tiết về: 1) trình tự và thủ tục triệu tập Đại hội đồng cổ đông; 2) cách thức chuẩn bị và thông qua quyết định; 3) biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; 4) thông báo bằng văn bản quyết định của Đại hội đồng cổ đông cho tất cả các thành viên biết; 5) cách thức chuẩn bị nội dung của từng phiên họp Đại hội đồng cổ đông… nên hội đồng quản trị mà thực chất là các cổ đông đa số có một “lãnh địa” hết sức rộng lớn để lạm dụng quyền hạn loại trừ ảnh hưởng của tất cả các cổ đông còn lại trong việc thông qua các quyết định của công ty.

Mặc dù, các cổ đông thiểu số có thể thông qua Đại hội đồng cổ đông để thực hiện các quyền tham gia quản lý, điều hành trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, điều tra thực tế cho thấy thông thường đại hội đồng cổ đông ở các công ty cổ phần thường họp mỗi năm một lần, thường kéo dài từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút và thực chất đó là các “cuộc vui chơi, liên hoan hơn là bàn bạc”, thông qua quyết định quan trọng của công ty, nhiều khi có thủ tục hợp pháp hóa các quyết định của Hội đồng quản trị. Đại hội đồng cổ đông một số công ty đã sử dụng hình thức thông qua quyết định bằng cách hỏi ý kiến, bằng văn bản có chữ ký của tất cả các cổ đông mà không triệu tập cuộc như luật quy định.

Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có vai trò lớn so với các cơ quan khác. Luật Công ty 1990 xác định Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty. Thẩm quyền của Hội đồng quản trị rất lớn, có quyền quyết định tất cả các vấn đề, trừ năm vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 3 Điều 37 - Luật Công ty 1990. Trên thực tế, vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo Luật Công ty 1990 còn lớn hơn nhiều. Quá trình ra quyết định tại Hội đồng quản trị cũng như Đại hội đồng cổ đông đều do nhóm cổ đông đa số chi phối. Do vậy việc quy định thẩm quyền thuộc về chế định nào dường như cũng không làm thay đổi vấn đề.

Theo báo cáo đánh giá tổng kết Luật Công ty 1990, ở hầu hết các công ty cổ phần, tất cả các thành viên Hội đồng quản trị là cổ đông lớn nhất, các cổ đông thiểu số hoàn toàn không có đại diện của họ trong Hội đồng quản trị. Giám đốc công ty có thể trưng cầu ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi đưa ra quyết định (mặc dù thuộc thẩm quyền của giám đốc) nếu cảm thấy mạo hiểm và chưa chắc chắn. Báo cáo đánh giá rằng thực tế ở các công ty kể trên cho thấy Hội đồng quản trị và giám đốc không có sự tranh luận về phân định quyền hạn như thế nào là hợp lý mà nổi lên trong mối quan hệ đó là sự hợp tác vì mục tiêu chung của cổ đông lớn của công ty.

Theo đánh giá thì Luật Công ty 1990 và các văn bản có liên quan thiếu các quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty.

Qua khảo sát, phần lớn người quản lý công ty (người quản lý công ty được hiểu là giám đốc, các phó giám đốc, thành viên HĐQT và một số vị trí quan trọng như kế toán trưởng, trưởng phòng tài vụ… ) đồng thời cũng là nhà đầu tư. Vì vậy, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền không thực sự rõ ràng. Nguy cơ lớn liên quan đến người quản lý, chủ yếu không phải là thiếu trung thực, thiếu cẩn trọng, thiếu trung thành mà là lạm dụng quyền hạn, vị trí để thu vén lợi ích cho cá nhân, gia đình, làm thiệt hại đến lợi ích cổ đông thiểu số và chủ nợ. Luật Công ty 1990 còn thiếu các quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty nhằm ngăn ngừa và hạn chế chủ nghĩa cơ hội của nhóm người này, cũng như việc lạm dụng quyền hạn này.

- Về vai trò của Ban kiểm soát: Ban kiểm soát chưa có được vai trò chủ động. Theo kết quả điều tra một số công ty cổ phần thì tất cả các công ty cổ phần đều lập Ban kiểm soát gồm hai thành viên, thường là cổ đông thiểu số có chuyên môn cần thiết theo quy định của pháp luật. Theo đánh giá chung thì Ban kiểm soát thường có vai trò bị động. Họ nhận các báo cáo do Giám đốc công ty chuẩn bị, xem xét, đánh giá báo cáo đó rồi đệ trình ý kiến của mình lên Hội đồng quản trị.

Qua 7 năm thi hành Luật Công ty 1990, vai trò của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần được đánh giá khác nhau. Một loại ý kiến cho rằng Ban kiểm soát không có vai trò và tác dụng gì trong việc quản lý công ty. Loại ý kiến này thường thấy trong các công ty cổ phần có số lượng cổ đông không lớn, các cổ đông thường có quan hệ trực hệ, anh em, họ hàng. Loại ý kiến khác cho rằng Ban kiểm soát có vai trò tích cực vì nó thường xem xét và góp ý kịp thời cho việc quản lý và điều hành công ty của giám đốc. Loại ý kiến này thường gặp ở công ty trong đó có cổ phần của cơ quan quản lý nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước, cùng với nhiều cổ đông nhỏ, thiểu số.

- Luật Công ty 1990 còn thiếu các quy định giám sát quản lý, điều hành công ty.

Một số giao dịch liên quan đến công ty chứa đựng những xung đột về quyền, đó là các giao dịch giữa công ty và người quản lý công ty, giao dịch giữa công ty và những người liên quan (bố, mẹ, anh, chị… ) của những người quản lý công ty, giao dịch giữa các công ty của con của cùng một công ty mẹ, giao dịch giữa công ty và công ty khác trong đó người quản lý của công ty là cổ đông đa số.

Thực tế thi hành Luật Công ty 1990 đã phát sinh các giao dịch tư lợi như giám đốc vay tiền của công ty với lãi suất thấp, bán hàng với giá rẻ hơn hay mua hàng với giá cao hơn thị trường của công ty khác trong đó có bản thân giám đốc, hoặc bố mẹ, anh em là cổ đông hoặc thành viên đa số…, nhường lại thị trường hoặc hợp đồng, tạo điều kiện tín dụng dễ dàng cho các công ty khác mà người quản lý có mối quan hệ thân quen hoặc quyền và lợi ích liên quan…

Luật Công ty 1990 chưa quy định về các vấn đề này, chưa ràng buộc trách nhiệm công khai hóa thông tin cũng như đề ra các quy trình thủ tục mà các bên có quyền và lợi ích liên quan đến các giao dịch loại này cần phải tuân theo.

2.2.2. Mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999

Cổ đông trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999 có thể là tổ chức, cá nhân trong nước và cũng có thể là nước ngoài. Số lượng cổ đông tối thiểu phải có để thành lập công ty cổ phần là ba người, còn số lượng tối đa không hạn chế. Đây là sự thay đổi so với luật Công ty 1990 khi yêu cầu số lượng cổ đông tối thiểu với công ty cổ phần là bảy (khoản 1 Điều 30 Luật Công ty 1990).

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, các cổ đông phổ thông có các quyền sau:

- Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

- Khi công ty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác;

Và có các nghĩa vụ sau:

- Thanh toán đủ số cổ phần cam kết và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

- Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty;

- Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. So với Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999 đã quy định một số quyền mới mà trước đây chưa được quy định, đó là:

- Quyền được cung cấp thông tin cơ bản về tài chính, quản lý và hoạt động của công ty thông qua hình thức tham dự Đại hội đồng cổ đông: mỗi cổ đông đều có quyền được cung cấp các thông tin liên quan đến mình được ghi trong danh sách cổ đông, có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (khoản 3 Điều 72), có quyền xem danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (khoản 4 Điều 72) và có quyền yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự Đại hội đồng cổ đông (khoản 5 Điều 72).

- Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong trường hợp biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty (khoản 1 Điều 64).

- Quyền được ưu tiên mua cổ phần chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty (điểm c khoản 1 Điều 53).

Các cổ đông có quyền biểu quyết còn thông qua Đại hội đồng cổ đông (cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần) để thực hiện các quyền:

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở việt nam (Trang 31 - 49)