Bài học lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở việt nam (Trang 57 - 60)

Chương 3 : BÀI HỌC LỊCH SỬ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN

3.1. Bài học lịch sử

Bởi vì nhà đầu tư không phải và không nhất thiết phải là người có khả năng trực tiếp điều hành công ty tốt. Sự chuyên môn hóa là giảm chi phí quản lý, điều hành công ty. Nếu 3 triệu cổ đông cùng tiếp nhận đầy đủ thông tin, cùng đánh giá, phân tích và thảo luận để đua ra được quyết định kinh doanh tốt nhất là một quy trình phức tạp và phi kinh tế.

Với mục đích giảm chi phí, các cổ đông sẽ ủy quyền cho các nhà quản lý chuyên nghiệp điều hành công ty của mình.Và để đảm bảo rằng, các nhà quản lý không đi ngược lại lợi ích của mình, các cổ đông thành lập ra bộ máy điều hành. Đó là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các chế định và thủ tục khác. Cổ đông chỉ duy trì một số quyền quyết định quan trọng liên quan đến định hướng quan trọng đối với công ty như: giải thể, tách, nhập, sửa đổi điều lệ… thông qua quyền bỏ phiếu của mình tại Đại hội đồng cổ đông.

Có nhiều cách để các cổ đông thể hiện sự không nhất trí với cách thức điều hành, quản lý của công ty. Đối với các cổ đông nắm đa số cổ phần hay có thể tập hợp, liên kết lại thành nhóm nắm đa số vốn cổ phần, các cổ đông có thể bãi miễn bộ máy lãnh đạo công ty cũ, bầu ra bộ máy lãnh đạo công ty mới. Đối với các cổ đông thiểu số, cách đơn giản là bán cổ phiếu của mình đi. Khi nhiều cổ đông cùng bán ra thì giá cổ phiếu của công ty trên thị trường sẽ giảm, bộ máy quản lý công ty sẽ chịu sức ép phải cải tổ, thay đổi. Hoặc các cổ đông có thể liên kết lại với nhau để bỏ phiếu thay đổi bộ máy điều hành (các cổ đông lập nên một HĐQT mới và HĐQT sẽ chỉ định ra người điều hành mới). Hoặc những nhà đầu tư, công ty bên ngoài mua gom số cổ phiếu đủ để nắm quyền kiểm soát công ty, thay đổi bộ máy và cách thức điều hành.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản trị của công ty cổ phần trong đó bao gồm:

- Mức độ tập trung sở hữu trong CTCP (ownership structure):

Một nhóm nhỏ cổ đông hay một số lượng lớn cổ đông sở hữu CTCP sẽ rất ảnh hưởng đến cơ cấu và hoạt động quản lý, điều hành CTCP.

Trường hợp một nhóm nhỏ cổ đông sở hữu CTCP, tính tích cực là nhóm cổ đông này sẽ kiểm soát, giám sát được chặt chẽ mọi hoạt động của công ty, bảo vệ được lợi ích của mình. Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu này sẽ dẫn đến sự lạm quyền của nhóm cổ đông lớn, có thể gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số và các cổ đông nhỏ ngoài công ty [9, tr. 259].

Còn trường hợp cổ phiếu của công ty được phát hành rộng rãi, do nhiều cổ đông khác nhau nắm giữ. Hoạt động quản lý, điều hành công ty do vậy phụ thuộc lớn vào kỷ luật của thị trường chứng khoán, nơi mà giá cổ phiếu lên hay xuống thể hiện chất lượng hoạt động của bộ máy điều hành công ty. Các nhà đầu tư có tổ chức, những người có nguồn lực và kỹ năng kiểm soát hoạt động của công ty đóng vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành công ty. Các vấn đề sau cần chú ý trong mô hình quản trị công ty cổ phần.

Về hội đồng quản trị

Cơ cấu, cơ chế đại diện của Hội đồng quản trị, tính độc lập và trình độ của các thành viên Hội đồng quản trị ảnh hướng rất lớn đến mô hình, tính chất quản lý, điều hành trong các CTCP. Vai trò của Hội đồng quản trị là giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày của bộ máy điều hành công ty. Một số quan điểm hiện nay cho rằng, vai trò của Hội đồng quản trị chỉ phát huy hiệu quả khi các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành công việc hàng ngày của công ty, vì như vậy mới có khả năng đưa ra được các đánh giá khách quan và độc lập hơn đối với các quyết định của giám đốc. Do vậy, các khuyến nghị hiện nay để nâng cao chất lượng quản lý, điều

hành trong công ty cổ phần ở các nước phát triển như Mỹ hay các nước đang phát triển là nên quy định bắt buộc tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập bên ngoài công ty.

Về hệ thống kiểm tra và cân đối (check and balance) trong nội bộ công ty

Đó là hệ thống thiết lập cơ chế đăng ký cổ phiếu độc lập, bổ nhiệm các thư ký công ty, quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính nội bộ và xây dựng hệ thống báo cáo… nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục, đồng thời tránh gian lận và các hoạt động phi pháp. Các hệ thống kiểm tra và cân đối nội bộ này là các công cụ rất quan trọng đối với Hội đồng quản trị trong việc quản lý và tiến hành giám sát hoạt động quản lý, điều hành công ty và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty [12, tr. 315].

Về điều lệ công ty

Điều lệ công ty được xem là hiến pháp của công ty, quy định quyền và trách nhiệm của các cổ đông, của các bộ phận cấu thành công ty, vai trò lãnh đạo của các bộ phận này cũng như các thủ tục, quy trình hoạt động quản lý, điều hành công ty.

Tính hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành công ty phần lớn phụ thuộc vào mức độ rõ ràng và cụ thể của các quy định trong điều lệ công ty về các vấn đề này. Một bản điều lệ công ty rõ ràng và minh bạch cải thiện được trình độ chuyên môn và hiệu quả của hoạt động điều hành công ty, đồng thời không những bảo vệ được các cổ đông mà còn bảo vệ được các thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty thông qua một cơ chế ủy thác quyền và trách nhiệm rõ ràng. Bản điều lệ rõ ràng, chi tiết làm giảm rủi ro tranh chấp.

Bài học thứ nhất: Việc thay đổi mô hình quản trị công ty cổ phần thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và với xu hướng chung của thời đại là rất cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bài học thứ hai: Phân tích và đánh giá lịch sử là không thể thiếu trong việc xây dựng bất kỳ chế định pháp luật nào bởi đây là những kinh nghiệm quý giá xuất phát ngay tại nơi thiết lập mô hình. Qua đó có thể thấy sự phù hợp và bất phù hợp của bất kỳ qui định nào.

Bài học thứ ba: Du nhập pháp luật là tất yếu, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Kinh nghiệm nước ngoài giúp cho chúng ta đỡ tốn kém nhiều thời gian, tiền của để tự mày mò. Tuy nhiên việc tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài phải được đánh giá phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Bài học thứ tư: Cần kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật pháp lý tiên tiến với mục đích phát triển để có các qui định phù hợp.

Bài học thứ năm: Bảo đảm quyền tự do kinh doanh bằng cách để thương nhân tự do lựa chọn mô hình quản trị công ty có kiểm soát của nhà nước. Vì vậy, cần dự liệu tương đối đầy đủ các mô hình quản trị hiện nay trên thế giới để kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở việt nam (Trang 57 - 60)