Thủ tục xử lý hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 84 - 89)

án dân sự

* Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS đƣợc thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể nhƣ sau:

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động THADS thì ngƣời có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm và phải gửi cho bên vi phạm hành chính một bản. Nếu xét thấy cần thiết, ngƣời có thẩm quyền xử phạt có thể xác minh các tình tiết của vụ việc trƣớc khi ra quyết định xử phạt. Nếu bên vi phạm không nhận thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về việc khơng nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phƣơng [47, Điều 70]. Cơ quan vi phạm phải nộp tiền phạt tại KBNN trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định xử phạt [47, Điều 78].

Trƣờng hợp vi phạm hành chính khơng thuộc thẩm quyền hoặc vƣợt quá thẩm quyền xử phạt của ngƣời lập biên bản thì biên bản phải đƣợc chuyển ngay đến ngƣời có thẩm quyền xử phạt [47, Điều 58].

Nếu nhận thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời bằng văn bản cho ngƣời có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải hủy bỏ quyết định xử phạt và chuyển toàn bộ tang vật, phƣơng tiện, tài liệu cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự [47, Điều 62].

* Thủ tục bồi thường thiệt hại:

Thủ tục bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS gây ra đƣợc thực hiện theo quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc 2009.

Tổ chức, cá nhân khi cho rằng mình bị thiệt hại do ngƣời thi hành cơng vụ gây ra có quyền yêu cầu ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của ngƣời thi hành công vụ [46, Điều 15]. Khi nhận đƣợc văn bản xác định hành vi trái pháp luật của ngƣời thi hành công vụ, ngƣời bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thƣờng đến cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng [46, Điều 16].

Cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng thụ lý đơn, xác minh thiệt hại làm căn cứ xác định mức bồi thƣờng [46, Điều 17, 18]. Cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng và ngƣời bị thiệt hại tổ chức thƣơng lƣợng việc bồi thƣờng và ra Quyết định giải quyết bồi thƣờng [46, Điều 19, 20].

* Thủ tục xử lý kỷ luật:

Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức thuộc quyền quản lý của các cơ quan hữu quan vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về Xử lý kỷ luật đối với cơng chức.

Cơ quan THADS có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cơng chức thuộc quyền quản lý nếu ngƣời này có hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp. Ngƣời đứng đầu cơ quan sử dụng cơng chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật, cơng chức có hành vi vi phạm tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật [24, Điều 16]. Việc xử lý kỷ luật cơng chức có thể thành lập hoặc khơng thành lập Hội đồng kỷ luật.

Ngƣời có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra Quyết định kỷ luật sau khi nhận đƣợc bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan trong trƣờng hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật [24, Điều 20].

* Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự:

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS đƣợc thực hiện theo quy định của BLTTHS 2003, cụ thể:

Các cơ quan tham gia phối hợp nếu nhận thấy cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của các cơ quan khác đƣợc phân công nhiệm vụ phối hợp THADS có hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp có dấu hiệu tội phạm có thể làm văn bản kiến nghị gửi Cơ quan điều tra cùng các tài liệu có liên quan [42, Điều 100].

Cơ quan Điều tra sau khi nhận đƣợc kiến nghị phải kiểm tra, xác minh thông tin, ra quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự [42, Điều 103]. Khi có đủ căn cứ xác định ngƣời vi phạm trách nhiệm phối hợp THADS đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan Điều tra ra quyết định khởi tố bị can [42, Điều 126].

Khi có đủ chứng cứ xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan Điều tra ra bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố gửi VKSND cùng cấp [42, Điều 163]. VKSND nếu thấy có đủ căn cứ phải ra quyết định truy tố bị can trƣớc tòa, gửi hồ sơ và cáo trạng đến Tòa án [42, Điều 166].

Thời gian tới, BLTTHS 2015 có hiệu lực thi hành thay thế BLTTHS 2003 thì thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện nhƣ trình tự nêu trên theo quy định tại các điều 143, 147, 179, 232, 461.

Nhƣ vậy, tuy pháp luật đã có một số quy định về hậu quả pháp lý khi các cơ quan không thực hiện trách nhiệm phối hợp trong THADS nhƣng thực tế cơng tác THADS chƣa có báo cáo hay thống kê nào về trƣờng hợp các cơ quan phải chịu hậu quả pháp lý khi không thực hiện trách nhiệm phối hợp THADS. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Các quy định về hậu quả pháp lý khi các cơ quan không thực hiện

trách nhiệm phối hợp trong THADS vẫn chƣa đầy đủ, quy định dàn trải, còn nhiều điểm chƣa rõ ràng hoặc mâu thuẫn khiến việc tra cứu và áp dụng quy định rất khó khăn.

Thứ hai: Do tính chất nhạy cảm của mối quan hệ nên dù bị vi phạm trách nhiệm phối hợp nhƣng trong nhiều trƣờng hợp cơ quan THADS đã chấp nhận “để cho qua chuyện” hoặc các bên tự giải quyết với nhau, khơng muốn xử lý tới cùng để gìn giữ mối quan hệ lâu dài với các cơ quan hữu quan.

Hiện nay việc thực hiện trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong THADS vẫn đƣợc duy trì chủ yếu dựa trên tinh thần của “nguyên tắc trách nhiệm” tức là đề cao sự chủ động, tự giác thực hiện từ phía các bên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS hiện nay đƣợc ghi nhận trong rất nhiều các văn bản pháp lý, từ LTHADS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đến các thông tƣ liên tịch và các quy chế phối hợp liên ngành. Điều này cho

thấy nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta về tầm quan trọng của công tác phối hợp THADS. Nếu so với các giai đoạn trƣớc đó thì trong giai đoạn hiện nay quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS đã đầy đủ và cụ thể hơn, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh sự phối hợp trên thực tế.

Có lẽ trong suốt tiến trình lịch sử của hoạt động THADS chƣa khi nào sự tham gia của các cơ quan hữu quan lại nhiều và các nội dung phối hợp lại đa dạng nhƣ hiện nay. Sự đa dạng này cho thấy tính chất ngày càng phức tạp của hoạt động THADS, đồng thời chính nó tạo ra gánh nặng cho pháp luật về sự phối hợp THADS bởi việc đƣa những quy định của pháp luật từ trên văn bản vào thực tiễn thực hiện công tác phối hợp THADS là một con đƣờng rất dài. Kết quả thực hiện quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS đạt đƣợc đến đâu, các quy định về sự phối hợp đã phù hợp hay chƣa, có cần sửa đổi bổ sung nữa hay khơng? – chúng ta chỉ có thể tìm kiếm câu trả lời khi đi sâu vào thực tiễn thực hiện sự phối hợp.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 84 - 89)