Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 118 - 125)

* Giải pháp nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa cơ quan THADS với cơ quan ra bản án, quyết định

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại cơ quan ra bản án, quyết định. Đây là yêu cầu chung đối với tất cả các cơ quan tham gia sự phối hợp trong THADS nhƣng đối với các cơ quan xét xử thì yêu cầu này càng cần đƣợc chú trọng bởi bản án, quyết định với tính chất là “ngun liệu đầu vào” của THADS thì việc cơ quan THADS có “xử lý”, “chế biến” đƣợc hay không phụ thuộc một phần vào việc chất lƣợng của “nguồn nguyên liệu” đến đâu. Tiếp đến, phải đề cao trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định đối với việc thi hành bản án, quyết định do mình ban hành, cần đƣa các tiêu chí về việc ra bản án, quyết định chính xác, khơng phải sửa đổi, bổ sung, khơng có thiếu sót, giải thích bản án, trả lời kiến nghị đúng thời hạn vào tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua của cán bộ cơ quan ra bản án, quyết định.

- Sửa đổi quy định về chuyển giao bản án, quyết định theo hƣớng rút ngắn thời hạn chuyển giao bản án, quyết định. Cơ quan THADS càng sớm nhận đƣợc bản án, quyết định thì mới kịp thời thụ lý và đƣa ra thi hành và điều quan trọng nhất là giảm khối lƣợng công việc mới phát sinh đột xuất trong một thời gian ngắn, giúp CHV có điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thi hành, thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục liên quan trong thời hạn đƣợc pháp luật quy định.

thời gian chuyển giao quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình cơng để có cơ sở pháp lý điều chỉnh sự phối hợp.

* Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa cơ quan THADS và UBND cấp xã

UBND cấp xã có thể thành lập Tổ vận động giải quyết THADS do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm tổ trƣởng, các thành viên gồm có cơng an xã, địa chính, tƣ pháp xã, trƣởng khu dân cƣ, đại diện các đoàn thể. Cơ quan THADS phải thƣờng xuyên cập nhật gửi cho Chủ tịch UBND cấp xã biết danh sách ngƣời phải THA trên địa bàn để Tổ cơng tác chủ động phối hợp. Tổ cơng tác có trách nhiệm hỗ trợ CHV đơn đốc, vận động ngƣời phải THA tự nguyện thi hành. Nếu vận động, thuyết phục lần đầu chƣa đạt kết quả, Tổ cơng tác có thể phân cơng các thành viên tiếp tục vận động, thuyết phục dù khơng có CHV cùng tham gia. [74]

* Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan Công an

- Cần cho phép thực hiện thủ tục rút gọn khi xây dựng kế hoạch cƣỡng chế THADS. CHV chủ động lập dự thảo kế hoạch cƣỡng chế căn cứ vào biên bản xác minh, trong biên bản xác minh cần làm rõ ý kiến của chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đồn thể, trƣởng khu dân cƣ, cơng an xã về đặc điểm, ý thức, thái độ của ngƣời phải THA. Bản dự thảo kế hoạch cƣỡng chế đƣợc gửi đến cơ quan Công an và các cơ quan tham gia phối hợp, cơ quan Công an cử cán bộ xuống cơ sở đánh giá, nắm bắt tình hình và có ý kiến phản hồi dự thảo kế hoạch cƣỡng chế do cơ quan THADS lập. Dự thảo kế hoạch cƣỡng chế đƣợc thông qua nếu cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khơng có ý kiến khác.

- Cơ quan Cơng an cần có lực lƣợng dự phịng hỗ trợ cơng tác THADS. Hiện nay việc phối hợp bảo vệ cƣỡng chế THADS đƣợc giao cho lực lƣợng Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tƣ pháp, ngồi việc tham gia hỗ trợ cơng tác THADS lực lƣợng này chủ yếu đƣợc phân công túc trực tại các trại tạm giam và tham gia bảo vệ phiên tòa. Mặt khác, nhƣ đã đề cập, cán bộ lực lƣợng Cảnh sát THAHS và Hỗ trợ tƣ pháp phần lớn có tuổi đời trẻ, kinh nghiệm trong ứng phó và xử lý tình huống hạn chế do

vậy khó đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc bảo vệ cƣỡng chế. Giải pháp đƣợc đƣa ra là nếu phát sinh những vụ việc cƣỡng chế phức tạp, có khả năng ngƣời phải THA thực hiện chống đối quyết liệt thì cơ quan Cơng an có thể điều động lực lƣợng Cảnh sát cơ động tham gia bảo vệ. Lực lƣợng Cảnh sát cơ động vốn là lực lƣợng tinh nhuệ của ngành Cơng an, có khả năng túc trực, sẵn sàng chiến đấu cao vì vậy việc huy động lực lƣợng này là phƣơng án tối ƣu cho việc bảo vệ cƣỡng chế những vụ việc phức tạp.

- Cần thiết lập kênh liên lạc giữa cơ quan THADS với các cơ sở giam giữ để thƣờng xuyên cung cấp thông tin, cập nhập danh sách phạm nhân là ngƣời phải THA và cung cấp số liệu về các khoản phải THADS. Các cơ sở giam giữ cần thực hiện nghiêm chỉnh việc gửi thông báo tiếp nhận phạm nhân là ngƣời phải THADS cho cơ quan THADS để cơ quan THADS có thể chủ động liên hệ làm việc khi cần. Cơ quan THADS cần gửi cho cơ sở giam giữ quyết định THA và thông tin về số tiền phải THA để cơ sở giam giữ động viên phạm nhân thi hành; vụ việc đã thực hiện ủy thác thì cơ quan THADS cần gửi thông báo ủy thác đến cơ sở giam giữ để biết việc THADS đã đƣợc chuyển giao cho cơ quan nào; nếu việc THA đã đƣợc thi hành xong thì cơ quan THADS cần thơng tin kịp thời để cơ sở giam giữ dừng việc thu tiền.

- Các cơ sở giam giữ và cơ quan THADS cần tiếp tục tích cực phối hợp thực hiện rà soát, lập danh sách tất cả các khoản tiền còn tồn tại cơ sở giam giữ đồng thời phải đối chiếu với số liệu do cơ quan THADS cung cấp về số tiền mà phạm nhân đã thi hành và còn phải thi hành. Đối với những khoản tiền mà phạm nhân hoặc ngƣời nhà đã nộp tại cơ sở giam giữ mà đối chiếu hồ sơ THADS chƣa thi hành xong thì cơ sở giam giữ phải chuyển ngay cho cơ quan THADS để xử lý. Đối với những khoản tiền cơ sở giam giữ đã thu của phạm nhân nhƣng đối chiếu thấy hồ sơ THADS đã xong thì cơ sở giam giữ làm thủ tục trả lại cho phạm nhân nếu ngƣời này vẫn đang trong thời gian chấp hành án phạt tù, nếu ngƣời phải THA đã mãn hạn tù thì cơ sở giam giữ cần cung cấp thông tin địa chỉ của ngƣời này để cơ quan THADS giải quyết theo quy định.

* Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan tài chính

Những vấn đề còn tồn tại trong sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan tài chính khi xử lý vật chứng, tài sản có nguyên nhân sâu xa nằm ở chính chất lƣợng xét xử tịa Tịa án. Khi xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thƣờng tập trung giải quyết vụ việc mà không chú tâm vào việc xử lý vật chứng, để khắc phục hạn chế này thì giải pháp đƣợc đƣa ra chính là nâng cao hiệu quả cơng tác xét xử của Tịa án. Trong q trình giải quyết những vụ án có liên quan đến vấn đề xử lý tài sản, tang vật thì Thẩm phán cần phối hợp với cơ quan THADS kiểm tra hiện trạng tài sản, tang vật đang lƣu giữ tại kho của cơ quan THADS để có hƣớng xử lý phù hợp. Đối với những loại tài sản, tang vật sau một thời gian lƣu giữ bị suy giảm giá trị, cịn ít giá trị và giá trị sử dụng hoặc khơng cịn khả năng tái sử dụng thay vì tun tịch thu sung cơng cần có cơ chế cho phép tiêu hủy. Có nhƣ vậy thì sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và cơ quan THADS khi xử lý tang vật, tài sản mới đƣợc thuận lợi và nhịp nhàng.

* Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa cơ quan THADS và NHNN

Để giảm gánh nặng lên hệ thống cơ quan THADS thì NHNN cần chỉ đạo các TCTD ngay từ đầu phải chặt chẽ trong thực hiện hợp đồng, chi nhánh NHNN cấp tỉnh cần giám sát các TCTD làm tốt công tác thẩm định tài sản trƣớc khi cho vay, xác minh rõ nguồn gốc, mô tả đầy đủ hiện trạng tài sản, đối với tài sản thế chấp là bất động sản cần có bản vẽ và mốc giới cụ thể rõ ràng, thẩm định giá sát với giá trị thực của tài sản, đánh giá biến động giá trị tài sản trong tƣơng lai gần … đồng thời NHNN cần yêu cầu các TCTD phải thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản, đảm bảo tài sản thế chấp giữ nguyên hiện trạng, nếu có thay đổi bất thƣờng cần có biện pháp xử lý ngay. Có nhƣ vậy thì mới giảm đƣợc tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng – ngân hàng và việc xử lý tài sản của cơ quan THADS thuận lợi hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

trọng tâm giữa cơ quan THADS với NHNN trong những năm tiếp theo. Số việc và số tiền phải THA liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng đang có xu hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây, nếu cơ quan THADS và NHNN khơng duy trì tốt sự phối hợp và quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ thì sẽ rất khó hồn thành chỉ tiêu đƣợc giao.

* Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan THADS

- Cần phát huy vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng giám sát việc tuân thủ theo pháp luật của cơ quan THADS nơi ủy thác và nơi nhận ủy thác. Quyết định ủy thác khi đƣợc gửi đến cơ quan THADS nơi nhận ủy thác thì VKSND cùng cấp cần giám sát ngay việc phản hồi thông báo nhận ủy thác.

- Chỉ tiến hành rút hồ sơ THA khi việc THA gặp những khó khăn có tính đặc thù, chẳng hạn nhƣ: Cơ quan THADS cấp huyện có quan hệ khơng tốt với các cơ quan tại địa phƣơng dẫn đến việc từ chối phối hợp; Bên phải THA có trụ sở hoặc nơi sinh sống gần trụ sở cơ quan THADS cấp huyện dẫn đến khả năng cán bộ cơ quan THADS cấp huyện có thể bị đe dọa hay khủng bố về tinh thần; Ngƣời phải THA là ngƣời thân của CHV cấp huyện và việc THA gây ảnh hƣởng đến quan hệ thân thích nội tộc... Đối với những trƣờng hợp khó thi hành do hạn chế về năng lực của CHV cấp huyện thì có thể khắc phục bằng cách điều động CHV có năng lực đến hỗ trợ, hạn chế những thủ tục phát sinh và CHV cấp huyện cũng có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm khi giải quyết những vụ án khó.

- Nhân rộng mơ hình các tổ cơng tác THADS tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Để hoạt động của tổ công tác đạt kết quả thì cơ quan THADS cấp tỉnh ngồi việc lựa chọn các CHV có năng lực cần hỗ trợ cả về công cụ, phƣơng tiện phối hợp với các CHV cấp huyện thực hiện nhiệm vụ. Trƣớc khi thực hiện việc THA tập trung, tổ công tác cần xây dựng kế hoạch cụ thể để nhận đƣợc sự phối hợp tối đa của các cấp chính quyền địa phƣơng và các cơ quan hữu quan, không để xảy ra trƣờng hợp tổ công tác đi làm theo kiểu đột xuất, khơng có thơng báo trƣớc, khơng có kế hoạch làm việc cụ thể khiến các bên tham gia phối hợp lúng túng, khó xoay sở.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LTHADS 2008, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành cùng với việc ký kết các Thông tƣ liên tịch và Quy chế phối hợp liên ngành thì nhiều hạn chế, bất cập trong quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS tại LTHADS 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhƣ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP đã cơ bản đƣợc khắc phục. Những quy định này đã tạo ra làn gió mới, giúp sự phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan hữu quan trở nên chính xác và nhịp nhàng hơn.

Tuy nhiên vẫn cịn đó những hạn chế, bất cập khi các cơ quan thực hiện sự phối hợp THA. Những hạn chế, bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan có, nguyên nhân khách quan cũng có, đến từ những hạn chế về mặt pháp luật, hạn chế trong năng lực chuyên môn của CHV, hạn chế trong nhận thức và hành động của các cơ quan hữu quan .v..v.. Tất cả đã tạo ra rào cản khiến kết quả hoạt động THADS chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của toàn xã hội.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng khơng nên có cái nhìn q tiêu cực về kết quả thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS giai đoạn hiện nay bởi sự thật là nhiều quy định về sự phối hợp vẫn cần nhiều thời gian để kiểm chứng tính phù hợp. Để nâng tầm hiệu quả thực hiện sự phối hợp trong THADS thì vấn đề nằm ở chỗ chúng ta cần nhìn nhận đƣợc gốc rễ sâu xa của những khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện sự phối hợp từ đó xây dựng giải pháp khắc phục phù hợp.

KẾT LUẬN

Năm 2016 là năm kỷ niệm 70 năm truyền thống ngày thành lập ngành THADS (19/7/1946 – 19/7/2016), quãng thời gian trên đã chứng kiến rất nhiều đổi thay trong tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS nhƣng có một điều khơng hề thay đổi đó là tầm quan trọng của cơng tác phối hợp trong THADS. Thực tiễn công tác THADS đã cho thấy mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan là u cầu có tính tất yếu và là yếu tố có tầm ảnh hƣởng đặc biệt đến hiệu quả THADS. Nhà nƣớc ta luôn nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự phối hợp trong THADS cho nên dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều biến đổi song pháp luật THADS Việt Nam từ xƣa đến nay đều ghi nhận trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong THADS và các quy định về sự phối hợp ngày càng đƣợc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn. Xã hội ngày càng vận động và phát triển thì những yêu cầu của sự phối hợp cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với công tác THADS trong thời kỳ mới. Xuyên suốt tiến trình lịch sử của hoạt động THA, cơ quan THADS phải luôn giữ đƣợc sự độc lập, chủ động của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu khơng nhận đƣợc sự phối hợp từ phía các cơ quan hữu quan thì sự chủ động này sẽ nhanh chóng biến thành bị động, cịn vị thế của cơ quan THADS từ chỗ độc lập sẽ trở nên phụ thuộc do vậy việc nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS chính là chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động THADS./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 118 - 125)