3.1. Thực trạng quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
3.1.2.2. Những tồn tại
Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tồn tại tất yếu và khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự xuất phát từ việc mỗi cơ quan đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Nhận thức đúng đắn, vận dụng thống nhất, hợp lý quan hệ đó vào hoạt động tố tụng hình sự sẽ giúp cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời hạn chế được những khuyết điểm, sai lầm có thể xảy ra trong việc xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Ngược lại, việc nhận
thức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn quan hệ phối hợp - chế ước giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự, hạn chế hiệu quả đấu tranh ngăn ngừa tội phạm, không kiểm soát được tình hình tội phạm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước bị đe doạ. Nghiên cứu thực tế quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự cho thấy vẫn còn có một số tồn tại sau đây :
Thứ nhất, một số Viện kiểm sát chưa chủ động tăng cường quan hệ
phối hợp, chế ước chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong bắt người, tạm giữ, tạm giam.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua đã có một số Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc chưa thật sự chú trọng đến việc tăng cường, thắt chặt quan hệ giữa hai cơ quan trong hoạt động tố tụng hình sự, hoặc còn có nhận thức sai lệch cho rằng Cơ quan điều tra là cấp dưới, chịu sự chỉ đạo của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự, hoặc là Viện kiểm sát phải phụ thuộc vào Cơ quan điều tra trong việc khởi tố, điều tra giải quyết vụ án hì nh sự.... Cho nên đã để xảy ra những vi phạm pháp luật như bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố tràn lan dẫn đến oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Có trường hợp bắt khẩn cấp không đúng quy định pháp luật, có trường hợp tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, quá hạn tạm giữ, tạm giam. Điển hình có trường hợp bị can bị tạm giam đến 255 ngày. Sau đó Viện kiểm sát đình chỉ vụ án theo khoản 2 điều 107 – BLTTHS năm 2003 : hành vi không cấu thành tội phạm ( ở Khánh Hoà).
Hoặc trường hợp bị can bị giam đến 3 năm 2 tháng, sau đó Viện kiểm sát đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm. Hay như trường hợp truy tố oan, sai, đến giai đoạn xét xử Toà án tuyên không phạm tội, trong khi đó bị
tra về tội tiêu thụ tài sản cho người khác phạm tội mà có- Viện kiểm sát đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm (Điều 107).
Thứ hai, việc tiến hành kiểm sát khởi tố, điều tra còn nhiều hạn chế,
dẫn đến có không ít vụ án hình sự phải đình chỉ điều tra. Thực tiễn cho thấy quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nếu không thường xuyên duy trì phối hợp thì sẽ hạn chế đến chất lượng giải quyết án, nhất là các vụ án trọng điểm gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội, tiến độ giải quyết án không kịp thời, án tồn đọng, kéo dài ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ chung cũng như tính hiệu quả trong công tác đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm.
Qua các số liệu đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can trong hai năm 2003 – 2004 ở con số thống kê sau phần nào phản ánh rõ việc nhận thức không đúng và không chú trọng tăng cường quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Cụ thể :
- "Năm 2003: Tổng số vụ án bị đình chỉ điều tra là 1932 vụ, trong đó
Cơ quan điều tra đình chỉ 1.121 vụ; Viện kiểm sát đình chỉ điều tra 811 vụ ;
- Năm 2003: Có 3.247 bị can bị đình chỉ điều tra, trong đó Cơ quan
điều tra đình chỉ điều tra 1.519 bị can và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra 1.728 bị can. Rất đáng lưu ý là trong số này có 356 bị can phải đình chỉ điều tra với lý do không thực hiện tội phạm [5, tr 6]".
- "Năm 2004: Tổng số vụ án bị đình chỉ điều tra là 1814 vụ, trong đó
Cơ quan điều tra đình chỉ 1.108 vụ, Viện kiểm sát đình chỉ điều tra 706 vụ ;
- Năm 2004: Có 3.115 bị can bị đình chỉ điều tra, trong đó Cơ quan
điều tra đình chỉ điều tra 1.584 bị can và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra 1.531 bị can. Rất đáng lưu ý là trong số này có 289 bị can phải đình chỉ điều tra với lý do không thực hiện tội phạm [6, tr 6].
Mặc dù số lượng vụ án hình sự và số bị can bị đình chỉ điều tra năm 2004 ít hơn so với 2003, nhưng điều đó vẫn cho thấy quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát vẫn chưa chặt chẽ, chưa ngăn chặn triệt để những sai lầm trong giải quyết vụ án hình sự tại giai đoạn khởi tố, điều tra. Điều đó chứng tỏ rằng nếu giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát luôn duy trì thường xuyên quan hệ phối hợp- chế ước với nhau thì việc khởi tố, điều tra không có căn cứ, không đúng pháp luật dẫn đến oan sai sẽ được hạn chế và từng bước khắc phục.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy những nguyên nhân gây nên những tồn tại này là :
Thứ nhất, thiếu những văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ;
Thứ hai, trình độ năng lực về pháp luật và thực tiễn của Điều tra viên
và Kiểm sát viên còn những hạn chế nhất định. Vẫn còn nhiều cán bộ điều tra và Kiểm sát viên chưa được đào tạo chính quy để có bằng cử nhân luật, thậm chí chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là hạn chế lớn có thể gây nên những hậu quả sai lầm trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự ;
Thứ ba, việc kiểm tra, giám sát của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp đối với hoạt động khởi tố, điều tra có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát còn yếu, chưa thường xuyên. Điều này dẫn đến chưa phát hiện ngay những sai sót có thể xảy ra từ ban đầu.