Hoàn thiện về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra và Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 84)

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra

3.2.2. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra và Viện

phối hợp soạn thảo các Thông tư liên tịch quy định về quan hệ giữa hai ngành trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03 ngày 25/2/1992.

Thứ ba, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp nghiên

cứu, đề xuất Quốc hội và liên ngành ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về các vấn đề giám định thương tật, hoàn thuế giá trị gia tăng. v.v

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung khoản 6 - điều 135 BLTTHS năm 2003, bằng

cách thay cụm từ "có thể" bằng cụm từ "tiến hành". Viết lại là : " Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên tiến hành lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại điều này". Bởi đã là trường hợp cần thiết thì bắt buộc Kiểm sát viên phải tiến hành lấy lời khai người làm chứng nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Bỏ cụm từ "có thể" sẽ tránh được sự tuỳ nghi trong hoạt động tố tụng hình sự. Sửa đổi khoản 5 - điều 138 BLTT HS năm 2003 theo hướng sự tham gia của Kiểm sát viên khi tiến hành đối chất là bắt buộc. Quy định lại khoản 5 - Điều

138: " Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành đối chất, Cơ quan điều tra

phải thông báo trước cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên cùng tham gia giám sát".

3.2.2. Hoàn thiện về tổ chức Bộ máy của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. kiểm sát.

1. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh tổ chức

điều tra hình sự 2004 thì tổ chức Bộ máy của Cơ quan điều tra gồm có :

- Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân. - Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Như vâỵ, tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra đã được sắp xếp, thu gọn đầu mối, tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động điều tra, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Đối với Viện kiểm sát, theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân thôi không thực hiện chức năng kiểm sát chung ( KSTTPL) trong lĩnh vực hành chính – kinh tế – xã hội đối với các Bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân mà tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật và với tinh thần cải cách tư pháp thì lộ trình tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện được tiến hành từ nay đến năm 2009. Theo đó phải củng cố tăng cường các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cả về cơ sở vật chất như trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ và vấn đề cơ bản là nhân lực (con người). Do đó phải củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát cả về số lượng và chất lượng cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới và thực tiễn đòi hỏi nêu trên, ngành kiểm sát đã và đang có những đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát. Hiện tại tổng biên chế toàn ngành kiểm sát là 11.847 người, tăng lên rất nhiều so với những năm trước đây, điều đó phần nào đáp ứng nguồn nhân lực đang thiếu hụt ở một số địa phương, nhất là các tỉnh, huyện mới chia tách. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn phải tiếp tục tuyển dụng, tăng biên chế cho ngành kiểm sát thì mới có thể đáp ứng yêu cầu sự thiếu hụt cán bộ, kiểm sát viên ngành kiểm sát.

Có thể nói, trong mọi lĩnh vực công tác, tính hiệu quả công việc phụ thuộc nhiều yếu tố như cơ sở, trang thiết bị vật chất phục vụ công tác, điều kiện môi trường lao động... Song vấn đề (yếu tố) cơ bản vẫn là con người – nguồn nhân lực quyết định chủ yếu hiệu quả công việc.

Điều đó cũng có nghĩa là trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tính hiệu quả công việc càng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của Điều tra viên, Kiểm sát viên. Hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội có nhanh chóng được phát hiện, để khởi tố, điều tra xử lý đúng đắn theo pháp luật quy định, đảm bảo tính kịp thời, tính nghiêm minh của pháp luật hay không? Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, trình độ điều tra, khám phá vụ án của Điều tra viên, Kiểm sát viên trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án.

Trước thực tiễn hiện nay, tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm được thực hiện với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, quy mô tổ chức lớn hơn, chặt chẽ hơn, đặc biệt với sự trợ giúp của kỹ thuật công nghệ cao hơn đòi hỏi phải nâng cao trình độ, năng lực Điều tra viên, Kiểm sát viên thì công tác đấu tranh triệt phá các ổ, nhóm tội phạm có tổ chức, có quy mô, các loại trọng án mới đạt hiệu quả cao nhất.

Theo quy định của pháp luật (Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004) thì tiêu chuẩn để bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên gồm có những tiêu chuẩn cơ bản sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiêm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên” [24, Đ15].

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ Đại học An ninh, Đại học Cảnh sát hoặc Đại học Luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên” [23, Đ30]

Đó là những quy định tiêu chuẩn cần thiết bắt buộc để có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên, Điều tra viên.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm có nhiều tính chất đặc thù đòi hỏi Điều tra viên, Kiểm sát viên ngoài những tiêu chuẩn cơ bản nêu trên còn phải có đặc điểm phẩm chất, năng lực sở trường phù hợp với lĩnh vực công tác thì mới có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Do đó, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn bằng các hình thức đào tạo, tìm tòi, học hỏi, nắm bắt kiến thức khoa học mới, sử dụng thành thạo trang thiết bị công nghệ thông tin; biết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu nhằm thu thập tài liệu, xây dựng kế hoạch điều tra, phương pháp điều tra.; biết phân tích, đánh giá, tổng hợp các tình tiết vụ án để có biện pháp, hướng giải quyết đúng đắn vụ án; có trình độ kiến thức pháp luật, kiến thức sâu rộng, am hiểu tâm lý, có thái độ khách quan, vô tư, trung thực, có lối sống lành mạnh, giản dị; có lập trường quan điểm giai cấp vững vàng, nắm vững đường lối, chính sách, nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần độc lập suy nghĩ, biết vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn lý luận vào thực tiễn, kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ sự công bằng của pháp luật. Đặc biệt, trong quá trình công tác, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, đảm bảo hỗ trợ, tác động lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ chung, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Điều cần lưu ý quan tâm là để nâng cao trình độ, năng lực Điều tra viên, Kiểm sát viên trong tình hình mới, các ngành, các cấp phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nước cũng như trên thế giới đến cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên nhằm tham khảo, học hỏi kinh nghiệm và vận dụng trong trường hợp có thể. Những vấn đề nêu trên là giải pháp cần thiết và hữu hiệu để nâng cao trình độ, năng lực Điều tra viên, Kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

3.2.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên.

Mục đích của việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự là nhằm loại bỏ những vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án. Đồng thời để đảm bảo mọi hoạt động tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật, góp phần vào việc giải quyết vụ án kịp thời, chính xác, đúng pháp luật quy định.

Thực tiễn cho thấy hoạt động tố tụng hình sự của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ quá trình giải quyết đúng đắn vụ án. Bởi ngay từ đầu, việc khởi tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật là cơ sở pháp lý cho các hoạt động tố tụng trong các giai đoạn tiếp theo như điều tra, truy tố, xét xử.

Do đó, việc thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự là một yêu cầu cần thiết có tính chất bắt buộc nhằm để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, kịp thời phát hiện những khiếm khuyết, sai phạm xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng. Đồng thời đó cũng là một trong những giải pháp cần thiết hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự được tiến hành bằng nhiều biện pháp,

hình thức khác nhau. Trước hết là sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên khi cùng giải quyết một vụ án hình sự. Việc kiểm tra, giám sát này được thực hiện đan xen trong quá trình các chủ thể tiến hành tố tụng: Điều tra viên, Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định. Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định :" Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra. Triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam.... "

Thông qua việc kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên có quyền phát hiện những vi phạm trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự như khởi tố không có căn cứ, sai tội danh, lập hồ sơ không đúng quy định pháp luật, hoặc phát hiện việc Điều tra viên bức cung, mớm cung, ép cung, dùng nhục hình, hoặc bắt giam giữ không có căn cứ pháp luật. Qua đó Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những sai phạm đó để có biện pháp giải quyết.

Đối với Điều tra viên, trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự, có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình như Kiểm sát viên vi phạm Điều 42 và Điều 45- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong trường hợp đó Điều tra viên có quyền báo cáo lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để có hướng giải quyết.

Hình thức để kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự còn thông qua việc lãnh đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ giải quyết vụ án, kịp thời phát

hiện những việc làm vi phạm hoặc thiếu sót, khiếm khuyết của cấp dưới để khắc phục sửa chữa.

Điều tra viên, Kiểm sát viên được phân công thụ lý điều tra, kiểm sát điều tra có trách nhiệm thường xuyên báo cáo lãnh đạo trực tiếp của mình về tình hình, tiến độ điều tra, giải quyết vụ án. Đề xuất, báo cáo lên lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra để bàn bạc, trao đổi tìm ra biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng hình sự còn được tiến hành thông qua biện pháp lãnh đạo trực tiếp kiểm tra hồ sơ vụ án nhằm phát hiện những sai sót hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng, đảm bảo mọi hoạt động khởi tố, điều tra thu thập chứng cứ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Có thể nói, nếu thực hiện tốt những hình thức, biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quan hệ công tác giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra giải quyết vụ án hình sự. Từ đó hạn chế, khắc phục được những khiếm khuyết, sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động tố tụng hình sự như bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố tràn lan, không có căn cứ hợp pháp hoặc không cần thiết, dẫn đến, oan, sai trong tố tụng hình sự.

Ngoài ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự còn liên quan đến các chế độ chính sách đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ và các điều kiện làm việc cho các cơ quan này; tăng cường trao đổi hợp tác quốc tế với những nước có mô hình các cơ quan tư pháp tương tự như nước ta v.v....

KẾT LUẬN

Như vậy, theo pháp luật quy định Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là những cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Tuy về mặt cơ cấu tổ chức là hai ngành độc lập có chức năng, quyền hạn khác nhau nhưng đều đặt dưới sự lãnh đạo chung thống nhất của Đảng cộng sản Việt nam. Trong phạm vi chức năng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)