Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 82 - 84)

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan

Trong hệ thống pháp luật hiện nay thực tế chưa có một văn bản pháp luật chính thống ngang tầm (Bộ luật, luật,Thông tư liên bộ...) quy định về quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nói riêng cũng như trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Điều đó dẫn đến việc nhận thức, vận dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn chưa chính xác và thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tính hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, chưa đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời, yêu cầu nhanh chóng đối với việc giải quyết vụ án hình sự.

Về văn bản pháp luật liên ngành từ trước tới nay giữa Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ công tác giữa hai ngành có thể kể đến như :

- Thông tư liên bộ số 427/TT-Liên bộ ngày 28/6/1963 của Liên Bộ

Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an.

- Thông tư số 01/TT-LB ngày 27/03/1980 của Liên bộ Viện kiểm sát

nhân dân - Bộ Nội vụ hướng dẫn phân loại và xử lý các vụ việc phạm pháp thường xảy ra ở cơ sở.

- Thông tư liên bộ số 01/TT-LB của Viện kiểm sát nhân dân và Bộ

Nội vụ ngày 23/01/1984 về quan hệ giữa hai ngành Kiểm sát và Công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra.

Như vậy, những văn bản liên ngành nói trên cũng chỉ là sự cụ thể hoá một số quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm được ra đời trước khi Bộ Luật Hình sự 1985; BLTTHS năm 1988 được ban

hành. Riêng đối với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì đến nay chưa có văn bản hướng dẫn nào.

Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cũng như dựa trên các văn bản liên ngành quy định về quan hệ công tác giữa hai ngành, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã có quan hệ phối hợp, chặt chẽ với nhau trong hoạt động tố tụng hình sự, góp phần có hiệu quả vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kịp thời trừng trị kẻ phạm tội.

Mặc dù vậy, việc quy định chưa thực sự rõ ràng cụ thể, còn mang tính bao quát của các văn bản pháp luật về quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thêm vào đó các văn bản liên ngành trước đây quy định về quan hệ công tác giữa ngành Công an và Viện kiểm sát đã không còn phù hợp với Bộ Luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Do đó đã hạn chế tính hiệu quả trong hoạt động phối hợp, hiệp đồng công tác

giữa hai ngành trong từng giai đoạn tố tụng : khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Những bất cập về hệ thống luật pháp nêu trên đòi hỏi cần thiết có sự chỉnh sửa kịp thời, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động tư pháp nói chung, cũng như đối với hoạt động tố tụng hình sự nói riêng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, chúng tôi đề nghị :

Thứ nhất, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần thiết phải

phối hợp rà soát lại những văn bản liên ngành có liên quan đến việc quy định quan hệ công tác giữa hai ngành nhằm loại bỏ những văn bản đã được ban hành trước đây không còn phù hợp với Hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung

năm 2002) ; Bộ luật hình sự năm 1999 ; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)