Giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước thông qua đội ngũ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO dục AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI nạn THƯƠNG TÍCH, đuối nước CHO học SINH THPT (Trang 27 - 29)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT, phòng chống TNTT,

4.3. Tổ chức triển khai thực hiện

4.3.2. Giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước thông qua đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

* Đối với Giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm có vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh và các vấn đề liên quan đến học tập và rèn luyện của học sinh.Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực, triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Trước hết nhà trường cần biên soạn cho giáo viên chủ nhiệm một số chuyên đề về An toàn giao thông, phòng chống TNTT, đuối nước để giáo

viên chủ nhiệm nghiên cứu, nắm bắt và truyền tải đến học sinh. Mỗi tháng, các lớp sẽ tổ chức các chuyên đề khác nhau.Dịp đầu năm học, tháng ATGT, các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hè là thời gian cần tăng cường công tác giáo dục ATGT, TNTT đuối nước cho học sinh.

Hình ảnh: Một buổi sinh hoạt chuyên đề

Việc tổ chức các hoạt động thường xuyên ở lớp, đồng thời nhắc nhở học sinh trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm xử lý học sinh có hành vi vi phạm ATGT ở lớp sẽ mang lại hiệu quả cao.

Giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.Mỗi lớp thành lập nhóm Zalo,Facebook…thông qua nhóm, giáo viên chủ nhiệm sẽ phối hợp với phụ huynh giáo dục học sinh các vấn đề như không cho học sinh đi xe máy khi chưa có giấy phép lái xe, không chở quá số người quy định, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe máy điện, không cho học sinh đi chơi các ao hồ, sông suối…khi không có phụ huynh đi cùng.

Các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, cuối năm cũng là dịp để giáo viên chủ nhiệm phối hợp, nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, động viên khuyến khích gia đình cho học sinh tham gia học bơi vào các kỳ nghỉ để có kỹ năng phòng chống đuối nước…

* Đối với giáo viên bộ môn

Giáo viên bộ môn cũng là đội ngũ tuyên truyền hiệu quả trong việc giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước trong nhà trường. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, giáo viên sẽ truyền tải một số nội dung thông qua môn học:

- Đối với giáo viên giáo dục công dân: ngoài việc giảng dạy theo phân phối chương trình, thực hiện phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích hợp, kết hợp các tài liệu đã có để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục. Trong đó chú ý việc tích hợp giáo dục Luật giao thông đường bộ, giao thông đường thủy…các nghị định xử phạt về vi phạm ATGT. Trong các bài dạy cần đưa

ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho các hành động vi phạm để giáo dục học sinh.Với các bài học cụ thể, có liên hệ thực tế, học sinh sẽ hiểu và có ý thức, tự giác hơn trong việc chấp hành, đảm bảo ATGT.

Nhà trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Giáo dục công dân.Tổ chức và tham gia các hoạt động để nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ.Trình độ của giáo viên được nâng lên sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục cho học sinh.Đồng thời phân công nhiệm vụ, tạo điều kiện để giáo viên tham gia tập huấn, tư vấn, hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về ATGT, phòng chống bạo lực học đường.Hướng dẫn, tư vấn học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu…Kết hợp giữa giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Đối với giáo viên giáo dục thể chất: Trang bị cho học sinh kĩ năng bơi lội, kĩ năng sơ cứu trong các tình huống tai nạn, giúp các em có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia các khóa học bơi để có phòng chống đuối nước

- Đối với giáo viên môn Sinh học: Cung cấp cho các em các kiến thức về cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan của cơ thể; từ đó giúp các em có nền tảng hiểu biết đề phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu khi không may bị tai nạn (ngộ độc thực phẩm, bỏng, điện giật, ngã chấn thương, đuối nước…)

- Đối với giáo viên Vật lý, Hóa học: Thông qua các kiến thức khoa học giáo dục cho học sinh những vật dụng trongđời sống có thể gây cháy, nổ, không đảm bảo an toàn như điện, các chất hóa học, thuốc pháo…không tìm hiểu, khám phá, thí nghiệm với các vật liệu có thể gây tai nạn thương tích, cung cấp các kiến thức giúp các em an toàn trong việc sử dụng các thiết bị ở nhà trường cũng như trong sinh hoạt và đời sống.

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn dạy các tiết học cuối dành 3 - 5 phút trước khi tan học để tuyên truyền, nhắc nhở, khuyến cáo học sinh tham gia giao thông an toàn, không được tự tiện tắm, bơi ở những nơi ao, hồ, sông, đập… những nơi nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra các tai nạn;

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO dục AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI nạn THƯƠNG TÍCH, đuối nước CHO học SINH THPT (Trang 27 - 29)