TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy TIẾT ôn tập QUA bài ôn tập PHẦN văn học NGỮ văn 11 (Trang 38 - 40)

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU/ KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:

HS ôn tập một số tri thức cơ bản về các tác phẩm/ đoạn trích và tác giả thuộc văn học hiện thực và văn học lãng mạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Ô chữ bí ẩn”

-Ô chữ hàng dọc và là từ khóa: HIỆN THỰC. Tương ứng từ khóa, có 8 ô hàng ngang.

Dự kiến câu hỏi, trả lời:

Câu 1: Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX 

1945 phân hóa thành nhiều bộ phận và nhiều ...? (Xu hướng)

Câu 2: Hàng ngang số 2 có 7 chữ cái. Một nhân vật bị cướp đi cả nhân hình đến nhân tính. Đó là nhân vật nào? (Chí Phèo)

Câu 3: Hàng ngang số 3 có 6 chữ cái. Nhân vật khôn róc đời và “hơn đời bởi cái cười”?

(Bá Kiến)

Câu 4: Hàng ngang số 4 có 7 chữ cái. Nhân vật văn học trước khi chết vẫn viết thư pháp?

(Huấn Cao)

Câu 5: Hàng ngang số 5 có 8 chữ cái. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Ông là ai?

(Thạch Lam)

Câu 6: Hàng ngang số 6 có 8 chữ cái. Cảm xúc chung của các thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng khi cụ Tổ chết là gì?

Câu 7: Hàng ngang số 7 có 9 chữ cái. Vũ Trọng Phụng đã phê phán bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội ...? (Thượng lưu)

Câu 8: Hàng ngang số 8 có 7 chữ cái. Cửa Trùng Đài bị đốt cho thấy xung đột kịch được đẩy đến ...?

(Cao trào)

c) Sản phẩm:

HS trả lời câu hỏi trò chơi “Ô chữ bí ẩn”

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ngay tại lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, GV theo dõi quá trình thực hiện và hỗ trợ kịp thời

Bước 3: HS trả lời, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn

Bước 4: GV lắng nghe câu trả lời của HS, nhận xét.

GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong chương trình lớp 11, phần văn học Trung đại đã được ôn tập, ở bài này, chúng ta sẽ đi vào ôn tập lại những kiến thức cơ bản của phần văn học hiện đại. Trong thời lượng 2 tiết ở lớp, chúng ta sẽ đi vào ôn tập các tác phẩm thuộc các thể loại: truyện và kịch. Trong đó, ở thể loại truyện có dòng văn học hiện thực và văn học lãng mạn.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhiệm vụ 1: Ôn tập bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

a. Mục tiêu: Ôn tập lại những kiến thức về các bộ phận, các xu hướng văn học và đặc điểm nổi bật của từng bộ phận, xu hướng đó. và đặc điểm nổi bật của từng bộ phận, xu hướng đó.

b. Nội dung: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm

(Ở nhiệm vụ này, GV sẽ cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung bài khái quát. Trong đó, yêu cầu 1 nhóm vẽ Sơ đồ tư duy. Chốt lại vấn đề, GV sẽ dùng Sơ đồ tư duy để khái quát vấn đề cơ bản của bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ) *Bước 1: GV giao cho HS GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy bài học.

Nhóm 2: Ở bộ phận văn học công khai đã phân hóa thành những xu hướng văn học nào? Nêu ngắn gọn đóng góp và hạn chế?

Nhóm 3: Ở bộ phận văn học không công khai phân hóa như thế nào? Nêu ngắn gọn đóng gớp và hạn chế?

*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, GV theo dõi quá trình thực hiện và hỗ trợ kịp thời

*Bước 3: HS trả lời, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn

*Bước 4: GV lắng nghe câu trả lời của HS, nhận xét và

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy TIẾT ôn tập QUA bài ôn tập PHẦN văn học NGỮ văn 11 (Trang 38 - 40)