Đánh giá tính hiệu quả của đề tà

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) từ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG CHO học SINH THỰC HIỆN các dự án KHOA học kĩ THUẬT ở TRƯỜNG THPT (Trang 48 - 50)

III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 Đánh giá về mặt định tính

4. Đánh giá tính hiệu quả của đề tà

- Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi của các HĐTN ở trường trung học phổ thông. Với mục đích bồi dưỡng năng lực cho học sinh, việc tổ chức các HĐTN gắn với bối cảnh thực tiễn nhằm tạo hứng thú, động cơ giải quyết vấn đề là rất cần thiết. HĐTN góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở trường phổ thông, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

- Từ các HĐTN học sinh được làm quen nên việc thực hiện các dự án KHKT dễ dàng hơn.

5. Đề xuất

- Để tổ chức HĐTN hiệu quả, các trường cần quan tâm xây dựng kế hoạch dạy học các môn học cho phù hợp, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề dạy học, tạo không gian và thời gian cho học sinh tham gia HĐTN, các dự án học tập.

- Thông qua HĐTN với các nội dung trên, học sinh có thể tìm hiểu những ứng dụng của Vật lí trong kĩ thuật và đời sống; thiết kế, chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm vật lí; chế tạo các mô hình, ... Để lựa chọn nội dung tổ chức HĐTN phù hợp, giáo viên cần chú trọng đến các mặt như: cảm xúc, động cơ và ý chí của người học. Như vậy, có thể xuất phát từ thực tiễn, hoặc các vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên xây dựng tình huống, khuyến khích học sinh đề xuất ý tưởng. Nếu giáo viên là người đề xuất ý tưởng, cần trình bày ý tưởng sao cho thu hút được sự quan tâm, chú ý và hứng thú học tập của học sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bổ sung các câu hỏi mang tính thực tiễn cao trong đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, thi.

Trên đây là một kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy môn Vật lí THPT. Có thể sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi còn có nhiều thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn Vật lí và Hội đồng thẩm định đóng góp xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Vật lí.

Kính mong Hội đồng khoa học ngành thẩm định và công nhận sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

Phiếu điều tra đánh giá chất lượng học tập sau khi học xong bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”

Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có

vị trí trọng tâm

A. thấp nhất so với các vị trí lân cận. B. không đổi so với các vị trí lân cận. C. cao nhất so với các vị trí lân cận.

D. bất kì so với các vị trí lân cận.

Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng: Cân bằng không bền là loại cân bằng

mà vật có vị trí trọng tâm

A. thấp nhất so với các vị trí lân cận. B. không đổi so với các vị trí lân cận. C. cao nhất so với các vị trí lân cận.

D. bất kì so với các vị trí lân cận.

Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng: Cân bằng phiếm định là loại cân bằng

mà vật có vị trí trọng tâm

A. thấp nhất so với các vị trí lân cận. B. không đổi với các vị trí lân cận. C. cao nhất so với các vị trí lân cận.

D. bất kì so với các vị trí lân cận.

Câu 4: Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?

A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp

B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bi ngã C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã

D. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng

Câu 5: Quả cầu đồng chất được đặt ở các vị trí khác nhau trên một mặt

phẳng như hình vẽ

M

A. Vị trí M. 1. Cân bằng bền

B. Vị trí N. 2. Cân bằng không bền C. Vị trí P. 3. Cân bằng phiếm định Hãy chọn đáp án đúng khi nối các nội dung trong hai cột trên

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) từ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG CHO học SINH THỰC HIỆN các dự án KHOA học kĩ THUẬT ở TRƯỜNG THPT (Trang 48 - 50)