KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG mô HÌNH dạy học kết hợp (BLENDED LEARNING) để PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH TRONG dạy học nội DUNG SINH sản – THPT (Trang 53 - 56)

1. Kết luận

Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

- Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng mô hình dạy học kết hợp B – learning nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

- Đề tài đã xác định được khái niệm, đặc trưng cơ bản của mô hình DHKH, khẳng định vai trò của dạy học theo mô hình DHKH đối với việc phát triển năng lực của người học.

- Điều tra xác định được thực trạng việc sử dụng các PPDH tích cực hiện nay ở trường THPT, trong đó chỉ ra được các thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong việc vận dụng các PPDH tích cực nói chung, dạy học theo mô hình DHKH nói riêng trong việc phát triển năng lực cho HS.

- Đã xây dựng được 2 chủ đề trong nội dung Sinh sản – THPT để sử dụng vào việc dạy học và góp phần rèn luyện, phát triển năng lực cốt lõi và năng lực chuyên biệt cho HS.

- Đã đề xuất, xây dựng bộ tiêu chí, công cụ sử dụng (bảng hỏi, bảng kiểm và tiêu chí đánh giá NLTH, bài kiểm tra) vào việc đánh giá NLTH cho HS ở các trường THPT.

- Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình DHKH để phát triển NLTH cho HS bậc THPT gồm 3 giai đoạn với 8 bước:

Giai đoạn 1: Trước khi đến lớp gồm 3 bước (Từ bước 1 – bước 3) Giai đoạn 2: Trong giờ học trên lớp gồm 4 bước (Từ bước 4 – bước 7) Giai đoạn 3: Sau giờ học trên lớp gồm 1 bước (Bước 8)

- Thông qua kết quả TN sư phạm đã khẳng định hiệu quả việc sử dụng mô hình DHKH B - learning vào dạy học để phát triển NLTH cho HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung Sinh sản –THPT nói riêng và dạy học bộ môn Sinh học nói chung.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

Đối với Sở giáo dục và Đào tạo

Cần xây dựng các trang điện tử về phương pháp giảng dạy theo mô hình DHKH B– learning để tạo nguồn tư liệu cho GV, đồng thời mở các lớp tập huấn GV về mô hình DHKH để GV có thêm tài liệu phục vụ giảng dạy.

Đối với nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho GV trong việc thực hiện đổi mới PPDH, đặc biệt là dạy học theo mô hình DHKH. Đồng thời,

nhà trường cần chăm lo các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ phục vụ GV đổi mới PPDH.

Các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên dự giờ, thăm lớp, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn để hoàn thiện mô hình DHKH giúp phát huy năng lực cho HS, đặc biệt năng lực tự học.

Đối với giáo viên

Hiện nay, phần lớn giáo viên chưa qua tâm đúng mức đến phát triển năng lực tự học cho HS. Vì vậy GV cần chú trọng quan tâm và sử dụng mô hình DHKH để phát triển năng lực cho HS.

GV cần mạnh dạn đổi mới PPDH nhằm tạo cơ hội cho HS hoạt động tích cực, rèn luyện và phát triển khả năng của bản thân. Đồng thời, GV cần chủ động trong việc thiết kế các hoạt động khi áp dụng mô hình DHKH sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Hướng phát triển của đề tài

Trong khuôn khổ thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hạn chế nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế quy trình dạy học theo mô hình DHKH trong bộ môn Sinh học và và bộ tiêu chí đánh giá NLTH cho HS cấp THPT. Vì vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể triển khai mở rộng nghiên cứu và bổ sung thêm sang các bậc học và bộ môn học khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, website Bộ GD&ĐT

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn II (2018),

Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực, Tài liệu tập huấn chuyên môn

3. Tô Nguyên Cương (2012), “Dạy học kết hợp – một hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo dục hiện đại”, Tạp chí giáo dục, ISSN 2354 – 0753, số 283, Tr 27 – 28.

4. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới PPDH, chương trình và Sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình môn học Khoa học tự nhiên, Hà Nội, 2018.

6. Lê Đình Trung (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội (2018), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Danh Nam (2007), các mức độ ứng dụng E – learning ở trường ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41 - 43

8. Hồ Thị Loan, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục số 463 (Kì 1 – 10/2019), trang 21 – 24.

9. Trần Bá Hoành (1998), Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo, Tạp chí giáo dục, số 7, trang 13 – 16.

10.Trần Huy Hoàng, Lê Thanh Huy; Ánh, Trần Thị Ngọc; Tuấn, Lê Thúc; Giáo, Lê Văn; Truồi, Trần Ngọc; Nguyễn Khoa Lan Anh, Nghiên cứu sử dụng mô hình b- Learning vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông, năm 2017

11.Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Thị Toan, ứng dụng B-learning trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên giáo dục công dân- tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, trang 216 -220

12.Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn Như Khanh, Sinh Học 11- Sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG mô HÌNH dạy học kết hợp (BLENDED LEARNING) để PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH TRONG dạy học nội DUNG SINH sản – THPT (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)