học online nhằm định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh
Theo nhà giáo dục Sugata Mitra, có 6 bước để thực hiện tổ chức môi trường tự học đó là: (1) Giáo viên cởi mở, tạo hứng thú học tập, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. (2) Học sinh chuẩn bih các phương tiện, thiết bị thực hiện. (3) Học sinh lên kế hoạch trả lời các câu hỏi. (4) Giáo viên giải thích những yêu cầu khi thực hiện, thắc mắc (nếu có), phân chia nhóm (nếu cần) và giao nhiệm vụ theo cá nhân, nhóm → học sinh thực hiện nhiệm vụ → yêu cầu các cá nhân, nhóm thực hiện xong nhiệm vụ thì quay lại cùng cả lớp và trình bày phát hiện của họ và trình bày cách thực hiện → Học sinh đóng vai trò điều hành, lắng nghe và khuyến khích
các nhóm khác quan sát, không thêm giá trị cho bài thuyết trình → Học sinh tóm tắt những gì đã nói và bổ dung, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung → Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu cảm nghĩ về kinh nghiệm khi thực hiện, những gì đã thực hiện tốt, những gì cần phải khắc phục và lưu ý các cá nhân khác khi thực hiện nhiệm vụ này, cảm nhận về các góp ý và nhận xét từ giáo viên và các học sinh khác, nhận xét góp ý cho từng thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ. (5) Học sinh khắc phục, điều chỉnh những tồn tại, thiếu sót. (6) Giáo viên và học sinh định hướng cho hoạt động tự học tiếp theo.
Như vậy,quá trình dạy – tự học có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, cùng hướng đến sự phát triển của bản thân người học về năng lực, thái độ, nhận thức, kĩ năng. Kết quả của quá trình đó, người học không chỉ được nâng cao về kiến thức, kĩ năng của môn học mà còn có khả năng tự đảm nhiệm, tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập hiệu quả. Với thời gian 45 phút – trong dạy học online là cơ hội để giáo viên và học sinh trao đổi trực tiếp các thông tin. Do đó, các hoạt động chính khi sử dụng E-learning theo mô hình lớp học đảo ngược trong giờ dạy học online sẽ bao gồm:
- Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà với Elearning của học sinh (10 phút) - Giải đáp các thăc mắc và chốt nội dung kiến thức mới (10 phút)
- Học sinh giải các bài tập vận dụng, chia nhóm hoạt động. (20 phút) - Giao phiếu hướng dẫn tự học cho bài học hôm sau (5 phút)
* Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà với E-learning của học sinh
Sản phẩm tự học ở nhà của học sinh là các phiếu học tập ở nhà với Elearning. Dựa trên những bài học, video bài giảng được biên soạn công phu, đảm bảo tính chính xác, khoa học trên E-learning, học sinh được giao nhiệm vụ hoàn thành ở nhà các phiếu nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Trong hoạt động này, học sinh sẽ hoàn thành các nhiệm vụ một cách độc lập dưới các gợi ý của bài giảng mà không có sự hỗ trợ trực tiếp của giáo viên. Vì thế, học sinh sẽ được rèn luyện các kĩ năng tự lực, tự chủ, tính kế hoạch, các kĩ năng trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá … Được phát triển về tư duy, suy luận logic, hiều và vận dụng kiến thức được học, rèn luyện các phẩm chất trí tuệ như linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
Trong phiếu học tập ở nhà, giáo viên nên để phần cuối yêu cầu học sinh nêu câu hỏi của mình về bài học. Dựa trên câu hỏi chất vấn mà học sinh đặt ra đó, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, hướng dẫn và rèn luyện học sinh cách đặt câu hỏi, cách trình bày ý kiến về một vấn đề mình quan tâm, cách tạo sự thu hút, chú ý của người khác. Học sinh sẽ học được cách đặt câu hỏi đúng, diễn đạt chính xác nội dung trọng tâm của vấn đề.
Ở trên lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ tổ chức co học sinh đánh giá đồng đẳng với nhau nhằm kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của học sinh. Học sinh được ren luyện kỹ năng đánh giá căn cứ theo đáp án và thang điểm đã được giáo viên trình chiếu trên slide máy tính (Học sinh chấm chéo nhau). Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm tự học ở nhà của mình. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm Quizz hay word wall để tạo ra các trò chơi vừa kiểm tra được nội dung học tập của học sinh vừa kích thích để học sinh hứng khởi, thích thú với bài học. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng báo cáo, kĩ năng truyền đạt, kĩ năng phê bình, tự phê bình …
* Giải đáp thắc mắc và hợp thức hoá kiến thức mới
Trong quá trình học tập trên lớp học online, học sinh được có cơ hội nêu những câu hỏi, những thắc mắc của mình. Lúc đó, bằng việc chia sẻ và so sánh kết quả tiếp nhận kiến thức của mình với giáo viên và các bạn cùng lớp, học sinh được trình bày, lập luận, lựa chọn và đánh giá nguồn thông tin khác nhau. Đồng thời, cũng xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng của bản thân trong học tập.
Sau khi học sinh trình bày các sản phẩm tự học, giáo viên tiến hành nhận xét, hợp thức hoá kiến thức/kĩ năng bám sát mục tiêu bài học. Hình thức chung được sử dụng để hệ thống hoá bài học là sơ đồ hoặc bản đồ tư duy. Dựa trên cách trình bày của học sinh, giáo viên sẽ nắm bắt được cách suy luận của học sinh để từ đó uốn nắn sai sót về cách lập luận, trình bày của học sinh (nếu có). Qua đó, học sinh rèn luyện được kĩ năng tư duy, đánh giá và tự đánh giá, điều chỉnh, ghi chép, hệ thống được kiến thức đã học một cách logic.
* Học sinh giải bài tập vận dụng, hoạt động nhóm học tập
Hoạt động này giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức được học. Bởi sản phẩm của quá trình tự học ở nhà dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Để trở thành khách quan, nội dung khoa học thật sự, sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung, điều chỉnh của cộng đồng học tập. Khi tham gia hoạt động nhóm học sinh sẽ phải học bạn, biết cách học, hợp tác với bạn. Học sinh chủ động trình bày, bảo vệ ý kiến của mình, lắng nghe bạn, đối chiếu với nhau để sửa chữa, bổ dung hoàn thiện cái của mình. Trong hoạt động này ngoài các kĩ năng đánh giá, thuyết trình, học sinh sẽ được rèn luyện thêm về kĩ năng hoạt động nhóm, cách ứng xử trong giao tiếp trong các tình huống gay cấn khi có thảo luận. Ngoài ra, được rèn luyện các kĩ năng tư duy, sáng tạo, thế giới quan thẩm mỹ.
Khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học online, với sự phát triển công nghệ thông tin, giáo viên có thể chia nhóm trong phần mềm hỗ trợ dạy học như zoom rất tiện lợi. Dựa vào nội dung học tập giáo viên có thể chia nhóm quen và
nhóm lạ để học sinh tiến hành hoạt động. Trong quá trình đó, giáo viên có thể vào từng nhóm để lắng nghe, xem cách các em thảo luận vấn đề, cách các em tranh biện, tư duy, suy luận, vai trò của học sinh điều hành…
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thuyết trình trước lớp. Muốn hoàn thành được nhiệm vụ đó, đòi hỏi học sinh phải biết lựa chọn, kết hợp kiến thức, phân tích, sắp xếp logic liên quan đến nội dung thuyết trình để có thể thuyết phục được người nghe. Hoạt động này rèn luyện được cho học sinh các kĩ năng đọc, khai thác, tìm kiếm tài liệu, kĩ năng phân tích, xử lí dữ kiện, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng nói trước đám đông.
Tổng kết, ôn tập kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh trình chiếu bản đồ tư duy của cá nhân mình đã thiết lập, các bạn khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa nếu cần. Cách làm nay hướng dẫn học sinh cách hệ thống hoá bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học sâu hơn, rèn luyện thêm kĩ năng tóm tắt, lập dàn bài khi học tập. Cách vẽ, cách đọc và hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy bằng clip nằm sẵn trên khung hỗ trợ E-learning. Để rèn luyện cho học sinh cách ghi chép này, cứ sau mỗi modul, giáo viên sẽ dùng bản đồ tư duy tổng kết lại, học sinh sẽ thích ứng dần và làm quen với bản đồ tư duy.
* Nâng cao kiến thức và hướng dẫn tự học tiếp theo
Trong hoạt động nâng cao kiến thức và hướng dẫn tự học tiếp theo, giáo viên sẽ cung cấp và hướng dẫn học sinh cách khai thác nguồn học liệu để tìm hiểu, mở rộng, đào sâu thêm kiến thức qua đó học sinh được học, rèn luyện các kĩ năng lựa chọn và khai thác tài liệu, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra, học sinh được học, rèn luyện các kĩ năng lập kế hoạch thực hiện, lựa chọn và sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập tiếp theo.