Tăng cường phát huy vai trò của Hiệp hội quảng cáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo luật thương mại 2005 (Trang 55 - 59)

Hiệp hội quảng cáo Việt Nam ra đời cho thấy ngành quảng cáo Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, các doanh nghiệp đã tập hợp lại để góp chung tiếng nói thống nhất nhằm ổn định ngành và phát triển lên những tầm cao mới. Tuy nhiên, hoạt động của Hiệp hội mới chỉ dừng lại ở những bước ban đầu, Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tổ chức các hoạt động để nâng cao kiến thức quảng cáo cho các doanh nghiệp, thống nhất các điều kiện tham gia trong ngành, đưa ra những đường lối, chính sách phát triển chung với ngành quảng cáo. Trước mắt, cần khuyến khích các doanh nghiệp quảng cáo cung cấp tốt các dịch vụ quảng cáo, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quảng cáo bị cấm, mở các cuộc thi trao giải hoặc bình chọn mẫu quảng cáo nhằm động viên, khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp quảng cáo đầu tư hơn nữa vào khâu thiết kế, sáng tạo mẫu quảng cáo. Hiệp hội cũng cần xem xét việc tham gia vào các tổ chức ngành nghề khu vực như Liên đoàn Hiệp hội quảng cáo châu Á (AFAA), hiệp hội quảng cáo quốc tế (IAA)…

Từ những khảo sát về các quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề quảng cáo thương mại bị cấm, cũng như thực tiễn thi hành những quy định này, vấn đề nâng cao hiệu quả thực thi cần chú ý:

i) Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm là thực sự cần thiết và quá trình hoàn thiện cần bảo đảm đúng định hướng;

ii) Pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm cần sửa đổi bổ sung, đặc biệt là về luật điều chỉnh; phạm vi hành vi quảng cáo bị cấm; xử lý vi phạm;

KẾT LUẬN

Thực trạng sôi động của thị trường quảng cáo Việt Nam đã hứa hẹn một tương lại rộng mở cho một ngành quảng cáo nhiều lợi nhuận và đầy hấp dẫn. Ẩn tượng về quảng cáo có thề là yếu tố chính dẫn đến quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng. Ý thức được tầm quan trọng của quảng cáo thương mại, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, các thương nhân đều sử dụng quảng cáo như một công cụ cạnh tranh sắc bén. Với mục đích kích thích lợi nhuận, quảng cáo thương mại có thể dễ dàng được các thương nhân thiếu nghiêm túc sử dụng như một công cụ cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của các thương nhân khác và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Quy định về các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực sự trở thành một “chiếc khiên”, đảm bảo cho quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ xã hội này, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng. Tuy nhiên, pháp luật quảng cáo thương mại bị cấm ở nước ta vẫn còn những thiếu sót, bất cập khiến quảng cáo thương mại chưa thực sự phát huy được tác dụng to lớn của mình. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường; có như vậy quảng cáo thương mại mới thực sự góp phần đắc lực vào sự phát triển nhanh và bền vững cùa nền kinh tế. Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này đòi hỏi quá trình và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Qua những nghiên cứu cụ thể về các quy định của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm cũng như tình tình thực hiện, khóa luận đã hệ thống hoá những kiến thức lý luận và thực tiễn về quảng cáo thương mại, quảng cáo thương mại bị cấm và pháp luật về quảng cáo thương mại bị cấm. Đồng thời, phân tích và đánh giá khách quan những thành công và hạn chế của hệ thống pháp luật này ở Việt Nam, qua đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[6] Bryan A.Garner (2006), Black’s Law Dictionary, Eighth Edition, Editer in Chief, Thomson West, United States, page 59

[7] Federal Trade Commission (August 13, 1979), Statement of Policy Regarding Comparative Advertising, Washington, D.C.

[8] Phan Huy Hồng (2007), Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật, tlđd, tr.44.

[9] Phan Huy Hồng (2007), Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật, tlđd, tr.44.

[12] Hà Thu Trang (2004), Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, ĐH Luật Hà Nội, tr. 27.

[13] http://phapluatxahoi.vn/20111220114751857p1005c1024/vi-pham- quang-cao-thuoc-la-ngay-cang-gia-tang.htm

[14] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý (chủ biên) ,“Đại Từ điển Tiếng Việt”, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2006.

[15] Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học, “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng, 2003

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo luật thương mại 2005 (Trang 55 - 59)