với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định pháp luật
Quảng cáo có sức lan truyền rất lớn. Sản phẩm quảng cáo thương mại là toàn bộ những thông tin bằng hình ảnh, hoạt động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc… chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Còn phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến khách hàng. Thậm chí, quảng cáo có khả năng định hướng suy nghĩ và hành vi cho người xem. Do đó, nếu sản phẩm, phương tiện quảng cáo có chứa nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.
Cụm từ “truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục” được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể về các khái niệm trên cũng như những tiêu chí để xác định hành vi nào được coi là trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.
Điển hình cho những vi phạm này là những quảng cáo thường khiến người xem nhận thức rõ về bất bình đẳng giới. Một nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cùng Tổ chức Oxfam (Anh) đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 36 phim quảng cáo phát sóng trên VTV từ tháng 9.2010 đến tháng 1.2011 rồi đưa ra kết luận: Có rất nhiều phim quảng cáo tại Việt Nam truyền tải thông điệp bất
bình đẳng giới. Với những sản phẩm liên quan đến gia đình như nước lau sàn, nước rửa bát, nồi cơm điện, gia vị, thực phẩm, máy giặt, tủ lạnh… thì hầu hết các nhân vật chính trong clip quảng cáo này là phụ nữ. Họ vẽ ra hình ảnh người phụ nữ liên tục chăm sóc con cái, nấu ăn trong bếp, chọn hàng trong siêu thị, lau rửa nhà vệ sinh, giặt giũ quần áo… Trong khi đó, hình ảnh người đàn ông thì nam tính hơn với các loại nước uống, xe máy, xe hơi, điện thoại di động, TV… và phạm vi bối cảnh thì ở văn phòng, trung tâm nghiên cứu…
Các quảng cáo được phát liên tục trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng sẽ vô tình gửi đi một thông điệp méo mó: Đã là phụ nữ thì suốt ngày phải lo việc nội trợ phục vụ gia đình, hầu chồng chiều con; còn đã là đàn ông thì mạnh mẽ, sáng tạo và thành đạt.
Hay những quảng cáo đề cập đến vấn đề tình dục, ngoại tình cũng được đưa lên truyền hình khiến người xem thấy rất phản cảm. Ví dụ đoạn phim quảng cáo bột nêm Maggi 3 ngọt kể một người đàn ông đang đắm đuối ngắm “phở” xong rồi sực nhớ ra “cơm” đang nấu canh ở nhà nên đành dứt áo ra về. Quảng cáo “vô tình” truyền thông điệp: Việc ngoại tình hay không, không phải do đàn ông mà là do người phụ nữ không biết nấu nướng, có nghĩa là nếu phụ nữ không nấu được nồi canh ngon (cụ thể là không dùng Maggi 3 ngọt) thì chồng sẽ có bồ? Hơn nữa, việc gọi phụ nữ là “phở” với “cơm” cũng là một sự miệt thị.
Thậm chí, đoạn clip quảng cáo Comfort sáng tạo của Unilever phát trên sóng truyền hình Đài truyền hình Việt Nam thể hiện về hình ảnh của một gia đình có 3 người con, trong khi pháp lệnh dân số của nước ta khuyến khích người dân chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. Nhiều khán giả sau khi xem clip này cho rằng Comfort Sáng tạo đang cổ vũ người dân sinh thêm con thứ 3.
Nổi tiếng nhất là sự vụ đoạn quảng cáo của Hoa hậu Mai Phương Thúy cho nhãn hàng dầu gội Rejoice bị cho là “nàng dâu vô lễ với mẹ chồng”. Trong kịch bản, Mai Phương Thúy đóng vai cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc của cô gái trẻ liền hồ hởi thăm dò bí quyết làm đẹp của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở
tiệm à?”. Đáp lại câu hỏi đó, nhân vật chỉ trả lời: “À không, chỉ là Rejoice”. Ngay sau khi đoạn quảng cáo này lên sóng truyền hình, rất nhiều người đã lên tiếng bình luận cũng như phản đối vì lời thoại trong đoạn quảng cáo.
Pháp luật có quy định cấm các hành vi quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Nhưng thực tiễn cho thấy, những clip quảng cáo vi phạm điều cấm này vẫn lên sóng đều đều, bộ phận kiểm duyệt là các đài truyền hình hầu như không phát hiện ra cho đến khi được khán giả lên tiếng “nhắc nhở” mới biết.
2.3. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo
Ngày 12/06/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2006/NĐ-CP, hạn chế kinh doanh và Kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP thì đối với hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, nghiêm cấm các thương nhân và tổ chức cá nhân khác kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh (Phụ lục I - Nghị định 59/2006); một số trường hợp cụ thể thì cần được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh (Phụ lục II - Nghị định 59/2006) thì thương nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 6 Nghị định. Việc kinh doanh các hàng hóa dịch vụ này của thương nhân rất dễ gây ra hậu quả tiêu cực như khó quản lý, nguy hiểm cho người tiêu dùng, rối trật tự an toàn xã hội… Do đó, Nhà nước nghiêm cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh đối với các hàng hóa này.
Bản chất của quảng cáo thương mại là một hoạt động xúc tiến thương mại với mục đích là kích thích tiêu dùng. Việc sử dụng quảng cáo thương mại để kích thích tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, xâm phạm trật tự thương mại mà Nhà nước bảo vệ.
Bên cạnh các hàng hóa dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh, pháp luật thương mại cũng đưa ra quy định về quảng cáo đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc biệt.
Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP về xúc tiến thương mại thì, quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em (Khoản 1 Điều 22). Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 10/2006/TTLT-BYT-BTM- BVHTT-UBDSGĐTE, trong đó quy định một số yêu cầu bắt buộc đối với quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em, đặc biệt là sản phẩm thay thế sữa mẹ.
Cũng theo Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế (Điều 24). Bộ y tế và Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 1/2004/TTLT- BVHTT-BYT hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực Y tế.
Nghị định 37/2006/NĐ-CP cũng quy định quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung nhất định.
Đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa, Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng (Điều 26).
2.4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo
Theo nhiều nghiên cứu y học, hút thuốc lá khiến suy giảm nhận thức (báo Archives of General Psychiatry) và là nguyên nhân chính gây ra các loại
bệnh như ung thư phổi, ung thư cuống họng, bệnh nha chu... Trẻ em nếu không may hít khói thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ sưng màng não do nhiễm vi khuẩn meningococcus. Khói thuốc đã bị Cơ quan quốc tế Nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào các chất gây ung thư (tiếng Anh: carcinogen) bậc 1. Trong nhóm bậc 1 này, người ta đã xếp những chất mà chỉ cần một khối lượng nhỏ thôi, cũng có thể gây ra ung thư không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác. Vì vậy đã có nhiều bác sĩ đã khẳng định: Hút thuốc lá cạnh một người phụ nữ có thai đó là một tội ác.
Do đó, việc sản xuất kinh doanh những sản phẩm này là những lĩnh vực đặc thù và Nhà nước không khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Thuốc lá và rượu là các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa bị hạn chế kinh doanh tại Phụ lục II - Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Nhưng do tính chất đặc thù của hai loại hàng hóa này mà Luật Thương mại đã tách hẳn thành một hoạt động riêng với mục đích nhấn mạnh sự cần thiết phải cấm quảng cáo.
Nghị quyết của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá, “cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên quan đến thuốc lá. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng cáo trên phương tiện vận chuyển, cấm các tổ chức trong nước nhận tài trợ đế tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao có gắn với việc quảng cáo thuốc lá”. Khoản 11 Điều 39 Nghị định số 119/2007/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá cũng quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức. Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức, cấm sử dụng tên, nhãn hiệu, biểu tượng thuốc lá với các sản phẩm khác, dịch vụ khác, cấm sản xuất bao thuốc nhỏ dưới 20 điếu.
quen mang đậm nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, rượu là chất gây nghiện, rất dễ gây ra hậu quả bất lợi đối với sức khỏe con người và gây hậu quả nghiêm trọng đối vói cộng đồng, an toàn xã hội. Chính vì vậy, các hoạt động quảng cáo rượu sẽ bị nghiêm cấm. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm ruọu đều bị cấm quảng cáo Luật thương mại 2005 đã đưa ra tiêu chí định lượng để xác định đối với các sản phẩm rượu bị cấm quảng cáo. Đó là tiêu chí “độ” rượu. Theo đó thì chỉ những sản phẩm rượu Trên 30 độ mới bị nghiêm cấm quảng cáo. Khoản 9 Điều 29 Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu cũng có quy định cấm quảng cáo rượu trái quy định pháp luật.
Xuất phát từ nhiệm vụ quản lý và tình hình thực tiễn mà Nhà nước chưa thể cho phép lưu thông và cung ứng các hàng hóa dịch vụ nhất định ra thị trường tại thời điểm nhất định. Do đó, đương nhiên các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ đó cũng sẽ bị cấm thực hiện.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định này, đặc biệt là quy định về quảng cáo thuốc lá, đang ngày càng gia tăng. Năm 2009 tỉ lệ điểm bán vi phạm đồng thời quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá là 29,4%. Tỉ lệ này đến năm 2011 tăng lên 35,8%; tỉ lệ điểm bán kinh doanh thuốc lá gói nhỏ hơn 20 điếu năm 2009 là 20%, đến năm 2011 đã tăng lên 33%; tỉ lệ điểm bán có tặng phẩm cho người mua tăng từ 3,2% năm 2009 lên 5,6% năm 2011. Tỉ lệ vi phạm trưng bày quá số lượng thuốc chiếm hơn 90% tại các điểm bán [13]. Thậm chí, rất nhiều bộ phim truyền hình của Việt Nam luôn đan xem những cảnh nhân vật hút thuốc, hoặc uống rượu trong khi hoàn toàn có thể thay thế bằng cảnh khác. Điều này cũng “vô tình” quảng cáo cho thuốc lá và các loại rượu.
2.5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
Bản chất của quảng cáo thương mại là sự truyền tin rộng rãi về hàng hóa sản phẩm của thương nhân đến người tiêu dùng, qua đó xúc tiến việc bán hàng. Để ngăn ngừa các tổ chức cá nhân lợi dụng quảng cáo để thực hiện các mục đích
nhằm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ thể, Luật Thương mại 2005 đã nghiêm cấm thực hiện các hoạt động quảng cáo thương mại nhằm mục đích trên.
2.6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác
Hiện nay trên thị trường quảng cáo, xuất hiện ngày một nhiều các quảng cáo với các nội dung "tốt nhất" như "sản phẩm số 1 trên thị trường", "bột giặt tốt hơn bột giặt thường", "nước uống cao cấp nhất"… Đây thực chất là một dạng của quảng cảo so sánh. Qua cách thức quảng cáo này, các thương nhân nâng cao uy tín của mình bằng cách hàm ý hạ thấp các sản phẩm cùng loại.
Quy định cấm hoạt động quảng cáo so sánh trực sánh trực tiếp trong Luật Thưong mại 2005 cũng được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh 2004. Quảng cáo so sánh là loại quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh phổ biến và được quy định trong pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia [19- tr.108]. Ở Việt Nam hiện nay chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh, tuy nhiên, quảng cáo so sánh bao gồm quảng cáo so sánh trực tiếp và quảng cáo so sánh gián tiếp. Quảng cáo so sánh trực tiếp là đối tượng bị cấm bởi pháp luật.
Quảng cáo so sánh trực tiếp gồm: i) quảng cáo so sánh có phương pháp so sánh trực tiếp (người quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra một cách trực tiếp các sản phẩm hay doanh nghiệp nào được so sánh bằng cách điểm mặt, chỉ tên). Ví dụ, quảng cáo so sánh trực tiếp chất lượng của nước xả vải A và nước xả vải B; ii) quảng cáo so sánh có nội dung so sánh trực tiếp (những thông tin được đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác nhận được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào, ở đây thể hiện thông dụng nhất ở hình thức quảng cáo so sánh nhất). Ví dụ, so sánh công dụng của đệm lò xo C đối với các sản phẩm đệm mút khác…
Quảng cáo so sánh gián tiếp là quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra thông qua suy luận, các sản phẩm/doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh hoặc sử dụng các từ ngữ mập mờ, đánh vào sự không rõ ràng của pháp luật. Ví dụ, so