2.6.1. Mục tiêu
- Kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng
- 1 aMixer MGA, máy vi tính - 1 cảm biến chuyển động
- Bộ thí nghiệm cơ học – động lực học: + 2 xe lăn
+ 1 thanh ray
+ 1 ròng rọc, 1 quả nặng và dây treo
2.6.3. Tiến hành thí nghiệm
* Chuẩn bị
- Bước 1: Lắp cố định cảm biến chuyển động lên thanh ray và kết nối cảm biến chuyển động với thiết bị aMixer MGA (Hình 2.6.1).
Hình 2.6.1. Bố trí thí nghiệm - Bước 2: Mở aMixer
MGA, kết nối thiết bị aMixer MGA với máy vi tính và khởi động phần mềm hỗ trợ. Kết nối cảm biến chuyển động với CH1 của aMixer MGA. Trên màn hình máy tính xuất hiện bảng ta chọn “Chuyển động (0,15-1,6m)” rồi kích “Chạy” (Hình 2.6.2).
* Thu thập dữ liệu
- Bước 3: Kéo xe A lại gần cảm biến chuyển động cách khoảng 30 cm rồi kích vào biểu tượng trên phần mềm hỗ trợ sau đó thả tay cho xe lăn chuyển động. Sau khi xe A dừng lại ta kích vào biểu tượng để dừng đo. Trên màn hình của thiết bị ta thu được đồ thị (Hình 2.6.3).
Hình 2.6.3 - Bước 4: Kích vào biểu tượng
rồi chấm vào điểm bắt đầu và điểm cao nhất của đồ thị và ghi lại số liệu về độ lệch thời gian và độ lệch biên độ (Hình 2.6.4).
Hình 2.6.4 - Bước 5: Làm thí nghiệm tương
tự với 2 xe lăn trên thanh ray (xe B cho nằm cách xe A khoảng 30cm) thực hiện lặp lại các bước 5, 6 rồi ghi lại số liệu (Hình 2.6.5).
2.6.4. Xử lý số liệu:
Khối lượng xe: mA = 0,14g; mB = 0,135 kg
Quãng đường (m) Thời gian (s) Vận tốc (m/s) Động lượng (kgm/s) 1 xe 0,516 2,6 0,19846 0,027784 2 xe 0,363 3,69 0,09837 0,027051 2.6.5. Kết luận
Từ kết quả đo đạc và tính toán của thí nghiệm ta thấy động lượng của hệ gần như bằng nhau có nghĩa là động lượng của hệ được bảo toàn. Như vậy, với thiết bị aMixer MGA ta có thể tiến hành thí nghiệm một các đơn giản và thu được kết quả chính xác.