Kết quả thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT diễn châu 3 (Trang 32 - 38)

- Tổng kết, đánh giá và xây dựng kế hoạch cho hoạt động trong tuần tiếp theo (khoảng 5 phút).

3.4. Kết quả thực hiện đề tài.

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này, cùng với sự quản lí chỉ đạo của nhà trường, tôi nhận thấy việc xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, hạnh phúc. Không có tình trạng bè phái, xã này, xã kia, và các em xem tập thể lớp như là ngôi nhà thứ hai của mình. Các em thấy được những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình đã được lắng nghe và thấu hiểu. Các em đã cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được gần gũi, quan tâm nhau nhiều hơn. Học sinh luôn luôn kính trọng, biết lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những điều thầy cô dạy bảo.

- Mối quan hệ giữa học sinh và học sinh trong lớp ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Các em biết yêu thương nhau, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt và ngoài cuộc sống.

- Lớp luôn tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động của trường tổ chức. - Học sinh tự nguyện tặng sách cũ, máy tính cũ cho các em lớp dưới, cho các em vùng khó khăn, cùng bị lũ lụt.

- Các em tự nguyện quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

- Qua các kì thi cho thấy kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh hoàn thành xuất sắc các môn học và không có học sinh vi phạm quy chế thi.

- Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng và khen ngợi cảnh quan của lớp học. Phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình cho thầy cô, cho nhà trường.

Trong năm học 2020 – 2021 và học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 lớp không có học sinh nào vi phạm Luật ATGT, vi phạm quy chế thi và bị kỷ luật, vi phạm các quy định về hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường. Góp phần thúc đẩy giáo dục toàn diện và tạo môi trường giáo dục đạo đức trong sạch, lành mạnh trong nhà trường.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Tốt Khá Trung bình yếu

Bảng 1: Kết quả giáo dục hạnh kiểm cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm

Năm học Sĩ số Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2020 – 2021 44 37 84,09 07 15,91 0 0 0 0 2021 – 2022 43 40 90,70 03 6,98 01 2,32 0 0

Hình 1: Kết quả giáo dục hạnh kiểm cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm

Qua phân tích định lượng, tôi thấy tỉ lệ % học sinh xếp loại hạnh kiểm loại Tốt năm học 2021 – 2022 tăng lên, tỉ lệ % học sinh xếp loại hạnh kiểm loại Khá giảm so với năm học 2020 - 2021. Cho thấy học sinh đã có nhiều cố gắng và chuyển biến trong quá trình rèn luyện.

Bảng 2: Kết quả giáo dục Học lực cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm

Năm học Sĩ số

Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2020 – 2021 44 11 25,00 28 63,64 05 11,36 0 0 2021 - 2022 43 25 58,14 16 37,21 1 2,33 0 0 Năm học: 2020 – 2021 Năm học 2021 - 2022

0 10 20 30 40 50 60 70 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Giỏi Khá Trung bình Yếu

Hình 2: Kết quả giáo dục học lực cùng kỳ (HK1) của lớp chủ nhiệm

Qua phân tích định lượng, tôi thấy tỉ lệ % học sinh xếp loại học lực loại Giỏi năm học 2021 – 2022 tăng mạnh, tỉ lệ % học sinh xếp loại học lực loại Trung bình giảm so với năm học 2020 – 2021. Cho thấy học sinh đã có nhiều cố gắng và chuyển biến trong quá trình học tập.

Tập thể lớp yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Đạt danh hiệu Lớp Tiên tiến Xuất sắc năm học 2020 – 2021 và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức như: Đạt giải nhất cuộc thi Rung chuông vàng; giải nhì cuộc thi Dân vũ toàn trường; giải 3 cuộc thi Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20–11;...

Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, tin tưởng và ủng hộ giáo viên, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, 100% phụ huynh tham gia tài trợ giáo dục, ủng hộ cây xanh và một số đồ dùng, cơ sở vật chất cho lớp như may nước nóng, quạt điện, … Trong năm học 2020 – 2021, phụ huynh đã cùng chung tay sơn lại phòng học khang trang, sạch sẽ, mát mẻ và ấm cúng cho các con. Lắp đặt một tivi mới để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Sẵn sàng chia sẻ những thông tin chân thực về con em mình để cùng thầy cô có biện pháp giáo dục tốt nhất… Họ luôn chia sẻ, đồng hành cùng giáo viện chủ nhiệm và nhà trường để xây dựng lớp học hạnh phúc, xây dựng trường học hạnh phúc.

Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN

Phong trào thi đua xây dựng lớp học hạnh phúc là một phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh, luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến. Yêu thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, học sinh với phụ huynh, phụ huynh với giáo viên…xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tôn trọng và hạnh phúc.

Đặc biệt, đối với trường phổ thông, đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân thiện, và con người hạnh phúc. Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường cùng với sự ủng hộ của tập thể giáo viên nên đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua của ngành phát động, các hoạt động bề nổi do địa phương tổ chức. Phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể cán bộ giáo viên. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ.

Muốn xây dựng thành công mô hình lớp học hạnh phúc, tôi nhận thấy cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Tăng cường sự tham gia, góp ý của học sinh bằng cách xây dựng các hộp thư muốn nói.

- Xây dựng, trang trí không gian lớp học đẹp, hấp dẫn.

- Xây dựng văn hóa, ứng xử với phương châm “hãy khen ngợi, đừng chê bai” - Giáo dục thói quen quan tâm và chia sẻ lẫn nhau giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh

- Tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động tập thể và hoạt động trải nghiệm.

Mặc dù bước đầu đã có một số kết quả, tuy nhiên tôi nhận thấy vẫn chưa thật sự hài lòng với những gì đã có mà cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Qua thời gian thực hiện tôi rút ra được nhiều bài học cho bản thân:

- Bản thân phải luôn có tâm huyết với nghề, phải yêu thương học sinh mới đạt được kết quả tốt đẹp trong công việc.

- Giáo viên thực sự là người bạn của học sinh: có tấm lòng bao dung, thông cảm học sinh, thương yêu, gần gũi, động viên khen thưởng học sinh.

- Giáo viên uốn nắn, sửa chữa ngôn ngữ giao tiếp của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau.

- Tạo điều kiện để học sinh tự tin khi thể hiện mình.

- Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập sinh động, các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm để học sinh được gắn kết nhau hơn và giúp học sinh có cơ hội thể hiện bản thân mình trước tập thể.

- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức những hoạt động tập thể, những hoạt động trải nghiệm, những cuộc thi, các trò chơi dân gian vào những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,…

- Đổi mới cách thức tổ chức tiết Sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiêm lớp là người cố vấn, là cầu nối giữa tập thể học sinh, cá nhân học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Do đó, tổ chức tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

- Xây dựng lớp học hạnh phúc là một việc làm lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt biện pháp để huy động tốt các lực lượng xã hội.

3.2. KIẾN NGHỊ

Để phát triển tốt phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc, tôi xin phép được kiến nghị một số nội dung sau:

Đối với nhà trường:

- Tổ chức các hoạt động thực tế về chuyên đề xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng lớp học hạnh phúc.

- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình trong thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.

- Sưu tầm các băng đĩa về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” cho giáo viên tham khảo và tổ chức giao lưu, tọa đàm về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” cho giáo viên tham khảo;

Đối với giáo viên:

- Cố gắng và nỗ lực không ngừng để ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn;

- Tự tin với chính mình và những người xung quanh; - Chấp nhận sai sót để hoàn thiện mình;

- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt như là một sáng tạo của tự nhiên; - Yêu thương, tôn trọng bản thân và mọi người.

- Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mỗi học sinh luôn phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân;

- Biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết, và giúp đỡ bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh;

- Biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác…

Trên đây là một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc mà bản thân đã thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Diễn Châu 3. Với năng lực có hạn, trong quá trình thực hiện giải pháp không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ, góp ý chân thành của các đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Diễn châu, ngày 20 tháng 4 năm 2022

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT diễn châu 3 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)