Giám sát thông qua chỉ đạo hoạt động của ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 30 - 33)

Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

2.2.4.1. Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thanh tra nhân dân là một hình thức giám sát của nhân dân được nhân dân trực tiếp bầu từ các thôn, làng, ấp, bản, khu phố do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn hướng dẫn việc bầu thanh tra viên; các thành viên của Ban Thanh tra họp dưới sự chủ trì của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã phường để bầu Trưởng ban, Phó Ban Thanh tra nhân dân. Sau đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ra quyết định công nhận và thông báo cho Hội đồng nhân dân xã và nhân dân trong xã biết. Ở hầu hết các tỉnh, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phân cơng một đồng chí lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động. Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện mở lớp bồi dưỡng cho các Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, các thành viên của Ban

Thanh tra nhân dân, nhất là hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho các thành viên Thanh tra nhân dân theo nội dung, chương trình và kinh nghiệm hoạt động của Thanh tra nhân dân.

Trong công tác giám sát ở xã, phường, thị trấn, Thanh tra nhân dân đóng vai trị nịng cốt giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại tố cáo và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ; hỗ trợ và tạo điều kiện để Thanh tra nhà nước kiểm tra các vụ việc ở cơ sở.

Phương thức hoạt động của Thanh tra nhân dân là giám sát thường xuyên, khi phát hiện có vi phạm pháp luật, những quy định của chính quyền xã, phường Thanh tra nhân dân lắng nghe ý kiến của nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc và thu thập thông tin trong nhân dân, đồng thời báo cáo lên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở, tiến hành xác minh làm rõ mức độ vi phạm để kiến nghị chính quyền xem xét, giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. Ban Thanh tra nhân dân duy trì việc sinh hoạt

hàng tháng, xem xét kết quả giải quyết của chính quyền, các ngành chức năng và thơng báo đến nhân dân. Qua hoạt động vai trò của Thanh tra nhân dân được khẳng định, nhân dân tin tưởng, ủng hộ và cung cấp cho Thanh tra nhân dân nhiều nguồn tin quan trọng liên quan đến hoạt động giám sát.

Hiện nay, ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có gần 11.051 Ban Thanh tra nhân dân /11.109 xã, phường, thị trấn (tính đến ngày 30/6/2010) đạt tỷ lệ 99,5% trên tổng số xã, phường, thị trấn). Qua hoạt động thực tế, Thanh tra nhân dân tập trung giám sát vào các lĩnh vực sau:

a) Giám sát việc thực hiện chính sách - pháp luật ở cơ sở

Đây là một hoạt động trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, song Ban

Thanh tra tập trung giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: như giám sát thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động cơng ích; giám sát hoạt động của đại biểu dân cử; việc thu chi, quản lý các loại quỹ từ nhân dân đóng góp; việc thực hiện chính sách pháp luật với người có cơng; việc quản lý đất đai; trật tự đơ thị; các cơng trình xây dựng, các chính sách kinh tế, xã hội. Qua giám sát Thanh tra nhân dân đã phát hiện và kiến nghị nhiều vụ việc vi phạm, giúp chính quyền và các cơ quan chức năng xử lý nhiều cán bộ vi phạm thu về cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng, hàng trăm nghìn m2 đất, hàng trăm tấn thóc... Đặc biệt là giúp chính quyền cơ sở khắc phục được những thiếu sót trong cơng tác quản lý Nhà nước.

b) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Trong nhiều năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, có nơi, có lúc gia tăng trong sự phát triển kinh tế, đơ thị hóa và hình thành khu cơng nghiệp tranh chấp đất đai, đền bù đất đai, môi trường ô nhiễm, việc điều hành và quản lý ở địa phương... đòi hỏi các cấp các ngành phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, trong đó việc giám sát của Thanh tra nhân dân đã góp phần tích cực vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người. Thực tế cho thấy, nơi nào thanh tra nhân dân thực hiện tốt chức năng này và có kiến nghị chính quyền kịp thời giải quyết thì nơi đó rất ít đơn thư khiếu nại vượt cấp, tình hình xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra nhân dân đã phân cơng cụ thể từng ủy viên phụ trách từng địa bàn để nắm bắt thông tin, phản ánh của nhân dân, đặt thùng thư để nhân dân phản ảnh ý kiến, kiến nghị chính quyền và các ngành chức năng giải quyết và trả lời đơn thư cho công dân đúng thời hạn quy định, do vậy, việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân trên tồn quốc có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Nhiều nơi, chính quyền đã mời thanh tra nhân dân tham gia cùng tiếp dân và tham gia giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.

Kết quả giám sát kiến nghị (trong 5 năm 1999-2004), Thanh tra nhân dân đã giám sát, kiến nghị được 95.694 đơn khiếu nại và 12.970 đơn tố cáo. Kiến nghị chính quyền giải quyết được 76.766 đơn khiếu nại đạt 80,22% và 8.290 đơn tố cáo đạt 63,92%.

c) Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Năm 1998, Nhà nước ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn), hoạt động của Thanh tra nhân dân có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện cho Thanh tra nhân dân phát huy vai trò giám sát, phát hiện, kiến nghị, qua đó vai trị đại diện quyền dân chủ cho nhân dân được thể hiện rõ hơn. Thanh tra nhân dân thay mặt nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát vì vậy ý thức làm chủ của nhân dân ngày một nâng lên. Ban Thanh tra nhân dân bám vào những nội dung được quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ để giám sát và động viên nhân dân giám sát. Tuy nhiên trong tất cả những nội dung giám sát theo quy định của pháp luật, Thanh tra nhân dân cũng chỉ mới tiến hành giám sát và đạt kết quả ở một số nội dung giám sát như: Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Ủy ban nhân dân, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và cán bộ xã, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền, việc nghiệm thu và quyết tốn các cơng trình do dân đóng góp, thu chi các loại quỹ và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân, việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có cơng với nước. Ngồi ra, Thanh tra nhân dân còn giám sát việc bầu trưởng thôn, trưởng ấp và tham gia các Ban giám sát cơng trình thực hiện quyền giám sát đối với những cơng trình hạ tầng cơ sở do dân tự đóng góp hoặc dân và Nhà nước cùng làm.

Tuy nhiên, kết quả giám sát đối với những nội dung nêu trên còn hạn chế, ở những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân thì Thanh tra nhân dân thực hiện tốt chức năng của mình, cịn những lĩnh vực khác vai trò giám sát của Thanh tra nhân dân có phần bị hạn chế. Có thể thấy rằng, qua giám sát việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân hết sức quan trọng, giúp chính quyền địa phương khắc phục những thiếu sót trong cơng tác quản lý, chấn chỉnh những vấn đề tiêu cực của cán bộ, góp phần xây dựng chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

d) Về hoạt động kiểm tra

Theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra và Nghị định 241 trước đây, thì chỉ khi được tổ chức Thanh tra nhà nước cấp huyện yêu cầu thì Ban Thanh tra nhân dân mới tiến hành hoạt động kiểm tra hoặc phối hợp với tổ chức Thanh tra nhà nước khi Thanh tra ở địa phương.

Theo quy định mới của Luật, trong trường hợp cần thiết Thanh tra nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định. Việc xác minh này thay cho chức năng thanh tra, kiểm tra trước đây của Thanh tra nhân dân khi có yêu cầu từ Thanh tra nhà nước cấp huyện thì Thanh tra nhân dân sẽ có trách nhiệm tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra theo những yêu cầu cụ thể phù hợp với mục đích, tính chất của Thanh tra nhân dân. Tuy nhiên, chức năng kiểm tra, Thanh tra nhân dân làm được chưa nhiều, số vụ việc do Thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp với Thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra cịn ít so với chức năng giám sát, nhưng đã mang lại kết quả thiết thực, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra ở địa phương và có những kết luận nhanh chóng, chính xác và khách quan hơn.

Thanh tra nhân dân là tổ chức thanh tra của quần chúng nhân dân ở cơ sở do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Thơng qua hoạt động của mình các Ban Thanh tra nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân để giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước và mọi cá nhân ở địa phương trong việc thi hành chính sách pháp luật và những quy định của địa phương. Ban Thanh tra nhân dân không chỉ là chủ thể để tiến hành giám sát phát hiện mà còn là phương tiện để nhân dân tham gia giám sát. Nhiệm vụ hàng đầu của Thanh tra nhân dân là giám sát thường xuyên, tại chỗ việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã; giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân; đồng thời động viên nhân dân tham gia giám sát phát hiện nhằm xây dựng chính quyền thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân; tơn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Chính vì vậy, nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân chính là góp phần vào việc xây dựng chính quyền nhà nước và bảo vệ pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.

Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác giám sát của Thanh tra nhân dân, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được rút kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)