Sự cần thiết tăng cƣờng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 48 - 50)

- Khơng ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức

3.1 Sự cần thiết tăng cƣờng vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nƣớc

Nam đối với bộ máy nhà nƣớc

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chính sách đại đồn kết dân tộc như sau: "Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới, khơng có gì

mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân", "làm việc gì cũng phải có quần chúng, khơng có quần chúng, khơng thể thực hiện được".

- Nghị quyết lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII khẳng định: "Cải cách bộ máy nhà nước còn bao hàm một nội dung quan trọng là

tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước. Nhà nước dựa vào Mặt trận và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân. Đó cũng là sức mạnh của chính bản thân Nhà nước"[2].

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cũng đã nêu rõ: "Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, chính nhân dân là người

làm nên lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: "Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam có vai trị rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống nhân dân, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội"; đồng thời Nghị

quyết cũng chỉ ra rằng: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”, "Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân"; "Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội"; "Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân". Cũng tại Nghị quyết X của

Đảng đã khẳng định:“Xây dựng Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”; và “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trị giám sát và phản biện xã hội”[6].

Cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân địi hỏi bên cạnh việc phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, tạo ra được một cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhân dân mạnh mẽ, có hiệu lực, hiệu quả, tạo lập được một ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, sống tuân theo Hiến pháp và pháp luật thì đồng thời phải bảo đảm có sự kiểm soát chặt chẽ bộ máy quyền lực, tránh sự lạm dụng, thao túng làm tha hoá quyền lực của nhân dân.

Yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và cách thức quản lý của Nhà nước theo hướng cơng khai hóa, khắc phục tình trạng chủ quan duy ý chí, chống tệ quan liêu, địi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi của các đồn thể nhân dân và trực tiếp của nhân dân vào quá trình hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị rộng rãi nhất nước ta. Vị trí, vai trị của Mặt trận tổ quốc Việt Nam được Hiến pháp năm 1992 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, là bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại điều 2 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất lớn, trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền nhân dân, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ cơng chức nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Những năm gần đây hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên có tiến bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có nhiều cố gắng đề xuất, xây dựng và phối hợp với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ban hành một số văn bản giám sát như: Quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu

Hội đồng nhân dân; quy trình tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu; Nghị định hướng dẫn về tổ chức và hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Quy chế giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Quá trình thực hiện nhiều nơi làm có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, đến nay nhiều đối tượng, lĩnh vực giám sát chưa được cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách, pháp luật. Nhà nước chưa có một đạo luật về giám sát của nhân dân và hoạt động giám sát của Mặt trận; nhận thức về vai trò, quyền và trách nhiệm của Mặt trận, đoàn thể về giám sát cịn nhiều hạn chế thậm chí cịn có những quan điểm rất khác nhau nên giám sát là công việc quan trọng nhưng hoạt động rất khó khăn và hiệu quả hoạt động giám sát chưa cao.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một yêu cầu cần thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)