Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 35 - 39)

- Khơng ít nơi sự phối hợp giữa Mặt trận, Hội đồng nhân dân, các tổ chức

2.3 Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và là một trong những cách thức để công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Do đó, nếu giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; tạo mơi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để đáp ứng với yêu cầu của tình hình phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, tại kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI đã tiến hành sửa đổi, bổ sung luật khiếu nại, tố cáo. Tại điều 13 Luật khiếu nại, tố cáo quy định Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Trong Luật khiếu nại, tố cáo đã xây dựng một mục riêng quy định về chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và của tổ chức Thanh tra nhân dân đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong đó quy định rõ về nhiệm vụ xử lý đơn thư, chức năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc trả lời những kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều 91 Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định rõ:

"1. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có

trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Khiếu nại, tố cáo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận chuyển đến phải được người giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết" [20].

Nhận thức rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và để cụ thể hoá việc triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc; ngày 26 tháng 7 năm 2000, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành thông tri số 06 hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo; giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa khiếu nại, tố cáo để góp phần xây dựng chính quyền cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nỗ lực thực hiện và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã quan tâm, chú trọng tới công tác tiếp dân. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì từ năm 2002 đã có 100% cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố có phịng tiếp dân và thường xuyên cử từ 1 đến 2 cán bộ tiếp dân có trình độ từ trung cấp pháp lý trở lên. Đội ngũ cán bộ này thực hiện chế độ làm việc kiêm nhiệm, hầu hết đều là cán bộ của Ban dân chủ - pháp luật đảm nhiệm. Cũng theo báo cáo thì có trên 70% cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã thực hiện việc tiếp dân tại phòng làm việc.

Khi có cơng dân đến cơ quan Mặt trận Tổ quốc để khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo đã được cán bộ tiếp dân tiếp nhận đầy đủ, trung thực, nghe cơng dân trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo; đồng thời có hướng dẫn, giải thích cho cơng dân khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Những đơn thư khiếu nại, tố cáo mà công dân đến trực tiếp tại cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình thì hướng dẫn cơng dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc được vào sổ, phân loại thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nào thì chuyển đến đúng địa chỉ để đề nghị xem xét, giải quyết và theo dõi kết quả

giải quyết; đồng thời gửi giấy báo cho người khiếu nại, tố cáo biết. Ở một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang, Nam Định, Bắc Giang, Điện Biên, Lạng Sơn .v.v. đã gắn công tác tiếp dân với cơng tác tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, hộ nghèo; qua đó giúp cho nhiều cơng dân khiếu kiện đúng pháp luật, đúng nơi cần đến để được giải quyết, khắc phục tình trạng bị lợi dụng, kích động.

Để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong quá trình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan để nắm thơng tin, tình hình, diễn biến của vụ việc cũng như quá trình giải quyết của cơ quan nhà nước. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên để nắm những vụ việc công dân khiếu nại, tố cáo; đối với những vụ việc bức xúc, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc kiến nghị cơ quan nhà nước hữu quan xem xét, giải quyết, nếu những vụ việc có liên quan đến tổ chức thành viên nào thì trao đổi, thảo luận với với tổ chức thành viên đó để thống nhất nội dung kiến nghị và thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu để nắm diễn biến của vụ việc trong quá trình giải quyết của cơ quan nhà nước. Đồng thời thông qua việc thực hiện quy chế phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước (như ở trung ương với Chính phủ, ở địa phương với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp), Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên và tích cực cử đại diện tham gia các đồn cơng tác của Chính phủ, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp để giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, bức xúc, những điểm nóng về khiếu kiện ở địa phương.

Đối với những tranh chấp trong nội bộ nhân dân, trước khi các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên để cử cán bộ, đoàn viên, hội viên đến hoà giải nhằm hạn chế phát sinh ngay từ cấp cơ sở, khu dân cư. Ở cấp cơ sở, đối với những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp có trách nhiệm tham gia góp ý, cung cấp thơng tin, tài liệu có liên quan, đơn đốc Uỷ ban nhân dân giải quyết dứt điểm, không để khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên cấp trên. Đối với những vụ việc phức tạp, nổi cộm ở địa phương thì Mặt trận Tổ quốc chủ động kiến nghị và đề xuất ý kiến giải quyết với các cấp uỷ Đảng, chính quyền để nhanh chóng giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Trong việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên cử đại diện lãnh đạo và cán bộ tham gia vào các đoàn thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền

ở địa phương; nhất là những vụ việc lớn, phức tạp có liên quan đến nhiều người và dễ phát sinh thành điểm nóng; ước tính Mặt trận các cấp tham gia giải quyết tới hàng ngàn vụ việc. Khi được tham gia giải quyết, Mặt trận các cấp đều thực hiện đúng những nhiệm vụ được giao; đối với một số vụ việc, Mặt trận nhiều địa phương đã chủ động cử cán bộ đi tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thêm đối với những người đi khiếu nại, tố cáo, một mặt để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, gắn với việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; một mặt tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, qua đó có thể nắm được những thơng tin chính xác những nguyên nhân đi khiếu nại, tố cáo của họ để phản ánh, tham mưu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vụ việc đó được khách quan và hiệu quả, cho thấu tình, đạt lý tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Với phương pháp, cách thức như vậy, Mặt trận Tổ quốc các cấp vừa thể hiện là người đại diện cho nhân dân, nắm bắt và gần gũi với nhân dân, đã bám sát tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, vừa thực hiện tốt chức năng giám sát của mình trong việc tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; góp phần tích cực vào việc xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. Để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cịn có trách nhiệm động viên nhân dân, nhất là các đoàn viên, hội viên nghiêm chỉnh thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật đã được chính quyền giải quyết.

Bên cạnh những kết quả như đã nêu trên, trong những năm qua công tác giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại của Mặt trận Tổ quốc cịn có một số hạn chế, đó là về tình hình chung một số vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cơng dân, thiếu tính khả thi, khơng phù hợp với thực tiễn, phải sửa đổi nhiều lần. Sự hạn chế đó khơng chỉ có trong việc giải quyết khiếu nại của chính quyền cơ sở, cấp huyện và cịn có cả cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền ở trung ương. Trong 3 năm từ 2002 đến năm 2004 có 4.681 đơn gửi đến

Chính phủ và Thanh tra Chính phủ khiếu nại, quyết định giải quyết cuối cùng của các bộ, ngành, địa phương. Trong số đó Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra lại 64 vụ việc thì có đến 34 quyết định phải sửa (chiếm 53%). Đối với tố cáo, sự hạn chế thể hiện ở việc xử lý không nghiêm túc, thậm chí có trường hợp bao che cho người bị tố cáo. Nhiều người dân tố cáo cán bộ tham nhũng, điều tra, xét xử cho người bị oan, ức hiếp nhân dân nhưng cơ quan có thẩm quyền khơng tiến hành kiểm tra hoặc tiến hành quá chậm nên việc xử lý không nghiêm minh hoặc để nhân dân bất bình, các cơ quan báo chí phản ánh, các đồn giám sát của trung ương vào cuộc thì mới được xem xét giải quyết.

Công tác tiếp dân trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc tuy đã được bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, có kiến thức pháp luật nhưng do điều kiện thiếu cán bộ hầu hết từ cấp tỉnh trở xuống đều là kiêm nhiệm, nơi tiếp dân cũng chủ yếu là kết hợp ở nơi làm việc. Do vậy, đội ngũ cán bộ chưa được đầu tư chuyên sâu, lề lối làm việc cịn nặng về hành chính hóa chủ yếu là tiếp nhận đơn thư rồi chuyển đi. Hệ thống sổ sách theo dõi, cập nhật thơng tin chậm và thiếu tính chính xác.

Cơng tác giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của Mặt trận Tổ quốc đối với các cơ quan nhà nước vẫn còn yếu bởi về khách quan do pháp luật quy định vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc là phát hiện, kiến nghị mang tính nhân dân. Mặt khác, trong khâu này, Mặt trận Tổ quốc còn rất lúng túng, có sự nể nang, né tránh ngại va chạm với chính quyền, sợ chính quyền gây khó khăn trong hoạt động nhất là việc cấp kinh phí cho hoạt động. Ví dụ ngay ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2009, đã nhận được: 2.175 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong đó: có 1.204 đơn thư chuyển qua đường bưu điện; có 971 đơn thư nộp trực tiếp đến phòng tiếp dân cơ quan; qua nghiên cứu, xem xét đã chuyển 1.586 đơn, trong đó có 38 cơng văn kiến nghị.

Trong năm 2009 cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ nhận được tổng số 102 văn bản trả lời và thông báo tiến độ giải quyết của các cơ quan cụ thể như sau: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và VKSND các cấp: 03 văn bản; Toà án nhân dân tối cao và TAND các cấp: 21 văn bản; các bộ, ngành liên quan: 22 văn bản; UBND các cấp: 37 văn bản; Thanh tra chính phủ và Văn phịng chính phủ: 16 văn bản; Mặt trận Tổ quốc các cấp: 03 văn bản.

Tóm lại, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề thực tiễn hết sức phức tạp; trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, quan tâm giải quyết và đạt được những kết quả nhất định. Với vai trị của mình và thơng qua hoạt động, Mặt trận Tổ quốc đã góp phần tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm góp phần xây dựng chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới nói chung và yêu cầu giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm xây dựng chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quả nói riêng; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp đã bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhân dân. Vai trị, vị trí của Mặt trận Tổ quốc được nâng cao, nhân dân tin tưởng vào Mặt trận Tổ quốc và Mặt trận Tổ quốc thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)