Những ưu điểm và hạn chế Dạy học theo trạm có những ưu điểm nổi trội sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO TRẠM TRONG dạy học CHỦ đề “HOÁN vị CHỈNH hợp – tổ hợp” – đại số và GIẢI TÍCH 11 THPT (Trang 43 - 45)

trội sau:

-Học sinh được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình qua đó nâng cao năng lực đánh giá của bản thân.

-Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề.

- Giúp giáo viên cá biệt hóa được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu.

- Nâng cao hứng thú của học sinh nhờ các nhiệm vụ học tập tích cực đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản.

- Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh tiến hành đồng loạt.

Đi đôi với những ưu điểm nói trên, hình thức dạy học theo trạm có những điểm hạn chế sau

- Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu công phu, chịu khó hơn, phải nổ lực hơn trong việc soạn giảng bằng ĐDDH. Đơn cử GVcần chuẩn bị sẵn các bảng biểu của từng trạm, các hộp để đựng các gói câu hỏi, các bảng đáp án và các “ phiếu thông hành”để khi HS đã hoàn thành từng trạm thì nhanh chóng tiến đến các trạm tiếp theo.

- Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức này thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống.

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1. Kết luận

Dạy học theo trạm là một trong những hình thức dạy học mở. Trong đó học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. Nó không chỉ phù hợp với các giờ học nội khóa mà còn rất phù hợp với giờ học ngoại khóa. Trong giờ học ngoại khóa, các nhiệm vụ học tập hoàn toàn có thể được mở rộng hơn về mức độ yêu cầu cũng như không gian học tập. Nội dung các nhiệm vụ sẽ không còn giới hạn trong nội dung sách giáo khoa và không gian học tập không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học mà có thể mở rông ra ở sân trường, trong thư viện, tại phòng máy tính và tại xưởng trường.

Với những ưu điểm và tiềm năng lớn của hình thức dạy học này, việc nghiên cứu, phát triển và vận dụng hình thức dạy học trong dạy học Toán nói riêng và trong dạy học phổ thông nói chung là cần thiết và có ý nghĩa.

Qua hai năm thực hiện đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Hoán vị-Chỉnh hợp-Tổ hợp Đại số và Giải tích 11 cơ bản ở trường THPT” tại trường THPT Đô Lương 2 và mở rộng phạm vi thực nghiệm ở

các trường THPT Đô Lương 1 và trường THPT Đô Lương 3 cho học sinh tôi nhận thấy đã đạt được một số kết quả sau:

- Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu chứng tỏ tổ chức dạy học chủ đề như trên là có hiệu quả và có tính khả thi. Khi tham gia học tập, học sinh không chỉ tích cực học tập mà còn chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng.

- Thiết kế chủ đề Hoán vị-Chỉnh hợp-Tổ hợp bằng phương pháp dạy học theo trạm giúp học sinh phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù một cách hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học truyền thống như: năng lực hợp tác làm việc theo nhóm, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng lực tự học,…phù hợp với chương trình phổ thông 2018. Vì vậy đề tài là một tài liệu cụ thể cung cấp cho giáo viên tham khảo và áp dụng vào thực tiễn để nâng cao khả năng tiếp cận phương pháp và cách thiết kế chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu đổi mới.

- Khi xây dựng thành chủ đề tạo điều kiện giảm tải về nội dung, tăng cường khả năng làm việc của học sinh từ đó giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới.

- Phương pháp dạy học theo trạm khi được bố trí phù hợp trong không gian lớp học đã mang lại một không khí học tập sôi nổi. Học sinh tích cực và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Học tập theo trạm còn hướng tới việc đáp ứng nhu cầu học tập theo phong cách khác nhau ở mỗi cá nhân học sinh. Với phương pháp dạy học trạm đã giúp gắn nội dung dạy học môn học với thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh. Góp phần thực hiện

định hướng giáo dục “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” của Đảng và Nhà nước.

- Đề tài đã giải quyết được các mục tiêu đề ra: Phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề Hoán vị-Chỉnh hợp-Tổ hợp (Đại số và Giải tích 11

cơ bản) bằng phương pháp dạy học trạm theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp tài liệu và ví dụ tham khảo về phương pháp dạy học theo trạm để có thể áp dụng trong quá trình dạy học.

3.2. Kiến nghị

Với việc áp dụng các phương pháp dạy học theo trạm kết hợp các phương pháp khác khi thực hiện một chủ đề sẽ đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, chuẩn bị kĩ nội dung, bỏ nhiều công sức, thời gian để chuẩn bị cho các tiết học giáo viên cần phải linh hoạt, dự kiến được nhiều tình huống có thể xẩy ra trong quá trình dạy học vì vậy tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO TRẠM TRONG dạy học CHỦ đề “HOÁN vị CHỈNH hợp – tổ hợp” – đại số và GIẢI TÍCH 11 THPT (Trang 43 - 45)