Những điểm còn tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng 07 (Trang 47 - 51)

4 Tổ chức bộ máy của Cơng đồn

2.3.2.1. Những điểm còn tồn tại, hạn chế

Trong thời gian qua, bên cạnh những mặt ưu điểm, tổ chức và hoạt động của tổ chức cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng vẫn cịn có điểm tồn tại và hạn chế, cụ thể:

Một là, Cơng đồn cơ sở chưa thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân lao động. Ở một số doanh nghiệp, vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức công đồn cơ sở cịn mờ nhạt, hiệu quả thấp; cơng tác kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với công nhân, người lao động thực hiện chưa thường xuyên, chất lượng kiểm tra cịn hạn chế. Cơng tác tun truyền, giáo dục cịn nặng về lý luận, chưa sát với

yêu cầu cụ thể, chưa đến được số đông người lao động trực tiếp sản xuất và làm việc phân tán, lưu động; chưa tập trung đầu tư nhiều cho tuyên truyền về chính sách, pháp luật lao động, về tổ chức cơng đồn cho người lao động và người sử dụng lao động; hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa thật phù hợp, việc nắm bắt diễn biến tư tưởng của người lao động cũng chưa thật kịp thời.

Ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng nhân lao động chưa thật sự tin tưởng vào cán bộ cơng đồn cơ sở. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động của cơng đồn cơ sở trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hiệu quả chưa cao. Nội dung, phương pháp hoạt động cơng đồn cơ sở chưa phù hợp với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Cơng tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong tổ chức, hoạt động cịn ít. Tổ chức, hoạt động cơng đồn cịn bị động, lúng túng trước sự thay đổi của cơ chế nhất là khi tranh chấp lao động, đình cơng xảy ra. Đội ngũ cán bộ công đồn cơ sở thường xun biến động, trình độ, năng lực cịn hạn chế so với yêu cầu. Ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, vị thế của cán bộ cơng đồn bị lệ thuộc về mặt kinh tế và quản lý lao động của doanh nghiệp. Cán bộ cơng đồn hoạt động kiêm nhiệm, ít thời gian dành cho hoạt động cơng đoàn. Cơ chế bảo vệ cán bộ cơng đồn cũng chưa đồng bộ và chưa được tổ chức thực hiện nghiêm.

Mặc dù trong thời gian qua, hoạt động cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp đã được các cấp cơng đồn quan tâm, cơng đồn cơ sở đã có những hoạt động tích cực đem lại hiệu quả thiết thực, song trên thực tế, hoạt động cơng đồn khu vực này nhiều lúc, nhiều nơi còn lúng túng, vai trị cơng đồn cịn mờ nhạt chưa trở thành chỗ dựa vững chắc cho người lao động. Nhiều ban chấp hành cơng đồn chưa phối hợp được với chủ doanh nghiệp xây dựng quy chế hoạt động để tạo cơ sở pháp lý trong việc thương lượng và bảo vệ lợi ích của người lao động. Một số chủ tịch cơng đồn cơ sở ngại va chạm, khơng dám đấu tranh nên những

bức xúc của công nhân kéo dài mà khơng được cơng đồn đứng ra bảo vệ, dẫn đến người lao động thiếu tin tưởng vào tổ chức cơng đồn. Ở nhiều doanh nghiệp, cơng đồn cơ sở hoạt động cịn hạn chế, chưa có thỏa ước lao động tập thể, chưa xây dựng được quy chế trả lương, thường dẫn đến tình trạng người lao động có thể bị khấu trừ lương một cách tuỳ tiện. Một số vi phạm của chủ doanh nghiệp, cán bộ cơng đồn ở trong doanh nghiệp đều biết và tỏ ra hết sức bất bình nhưng chưa có biện pháp nào để đấu tranh bảo vệ. Sự bất lực của tổ chức cơng đồn cơ sở đã làm cho người lao động giảm lòng tin vào tổ chức cơng đồn. Nhiều cuộc đình cơng tập thể đã nổ ra nhưng đều do công nhân, lao động tự phát, khơng có sự lãnh đạo của tổ chức cơng đồn.

Nội dung và hình thức hoạt động cơng đồn ở một số cơ sở còn xơ cứng, chưa thực sự xuất phát từ đặc điểm của loại hình doanh nghiệp và trình độ cũng như nguyện vọng chính đáng của cơng nhân, lao động, chưa có nhiều hình thức đa dạng, phong phú hấp dẫn và thiết thực nên cơng đồn chưa thực sự hấp dẫn đối với người lao động, chưa thu hút được đông đảo người lao động tham gia hoạt động cơng đồn, chưa có tính thuyết phục cao đối với người sử dụng lao động. Do hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp diễn ra với nhịp độ rất khẩn trương, người sử dụng lao động ln có ý thức khai thác tối đa thời gian làm việc của công nhân, mọi hoạt động làm ảnh hưởng đến sản xuất đều không được người sử dụng lao động chấp nhận. Vì vậy, việc tập trung đồn viên, cơng nhân, lao động để sinh hoạt hồn tồn khơng đơn giản. Do đó cơng đồn ở những đơn vị này hoạt động gặp nhiều khó khăn, việc đấu tranh bảo vệ lợi ích cho người lao động không phải lúc nào cũng được chủ doanh nghiệp chấp thuận. Trong khi đó, cơng đồn cấp trên và các cơ quan chức năng cũng không dễ xuống được doanh nghiệp làm việc với người sử dụng lao động.

Hai là, việc tham gia của Cơng đồn cơ sở vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ

sung chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến đời sống người lao động ở các doanh nghiệp chất lượng chưa cao, chưa tập trung được trí tuệ của đơng đảo người lao động và đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Đại hội cơng nhân viên chức, hội nghị cán bộ công chức, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở nhiều doanh nghiệp cịn mang tính hình thức. Cơng tác kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động trong một số doanh nghiệp thực hiện chưa thường xun, chất lượng cơng tác kiểm tra cịn mặt hạn chế. Một số cán bộ cơng đồn cịn thiếu bản lĩnh, ngại va chạm, sợ bị trù dập, mất việc làm, nên chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Ba là, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ở tại các doanh

nghiệp cịn nhiều khó khăn. Mặc dù thời gian qua, hoạt động của tổ chức cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp đã được các cấp Cơng đồn quan tâm, bản thân Cơng đồn cơ sở đã có những hoạt động tích cực đem lại hiệu quả thiết thực, song trên thực tế thì đời sống của người lao động ở khu vực này cịn gặp nhiều khó khăn. Như chúng ta đã biết, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch là một hoạt động không thể thiếu đối với tổ chức Cơng đồn vì nó có tác dụng to lớn đối với người lao động, tạo cho họ những ngày, giờ nghỉ ngơi vui vẻ, thoải mái về tinh thần, phục hồi và tái tạo sức lao động sau những ngày làm việc căng thẳng và áp lực. Động viên người lao động hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch lao động sản xuất tiếp theo. Tuy nhiên, cịn rất ít tổ chức cơng đoàn ở các doanh nghiệp thực hiện được những hoạt động này. Trong khi đó cơng nhân lao động do những khó khăn về điều kiện, giờ giấc làm việc và môi trường sinh sống nên ít được sinh hoạt chính trị, xã hội, ít được thơng tin, tun

truyền, do đó ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp cơng nhân và tổ chức Cơng đồn, hiểu biết về pháp luật, chính sách cịn rất hạn chế; một số ít người lao động cịn bàng quan với chính trị, có lối sống thực dụng; kỷ luật lao động và tác phong cơng nghiệp cịn yếu. Tiền lương là nguồn thu nhập chính, cịn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng 07 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)