4 Tổ chức bộ máy của Cơng đồn
2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
Thứ nhất, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các thành phần kinh tế hoạt động đan xen, tạo nên tính đa dạng của cơ cấu kinh tế và sự đa dạng, phức tạp trong cơ cấu giai cấp công nhân làm cho việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức và hoạt động cơng đồn rất khó khăn. Trong các doanh nghiệp, điều kiện để tuyên truyền vận động và tổ chức hoạt động cơng đồn lại càng nhiều khó khăn hơn. Sự phân hố giàu nghèo trong cơng nhân lao động ngày càng tăng, cường độ và thời gian làm việc của công nhân, lao động lớn, thời gian nhàn rỗi rất ít, cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động cơng đồn eo hẹp, tình trạng việc làm của công nhân lao động không ổn định, nên người lao động cũng chưa mặn mà với cơng đồn. Nhiều người sử dụng lao động chưa hiểu đầy đủ về Cơng đồn Việt Nam, do đó, chưa ủng hộ và tạo điều kiện để cơng đồn hoạt động, thậm chí cịn khơng muốn có cơng đồn, muốn dựng nên một tổ chức thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình, nên việc tập hợp, đồn kết, tuyên truyền, vận động cơng nhân lao động vào cơng đồn và tổ chức hoạt động cơng đồn trong các doanh nghiệp này là một thách thức lớn.
Sự phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp đã tạo ra tính đa dạng trong tổ chức quản lý sản xuất. Bên cạnh đó, cường độ làm việc của người lao động tăng lên,
đời sống văn hoá, tinh thần, vật chất không được quan tâm đầy đủ, cá biệt chủ doanh nghiệp còn xúc phạm nhân phẩm người lao động. Việc thực hiện pháp luật, nhất là pháp luật lao động chưa nghiêm, làm cho quan hệ lao động trở nên phức tạp, tranh chấp lao động và đình cơng có xu hướng tăng, một số vụ đình cơng có quy mơ lớn, tính chất ngày càng phức tạp vượt ra ngoài doanh nghiệp. Như vậy, hội nhập kinh tế làm cho quan hệ lao động có xu hướng gay gắt và hàm chứa nhiều yếu tố phức tạp tạo ra nhiều trở ngại cho việc tổ chức và hoạt động công đồn.
Cán bộ cơng đồn ở các doanh nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm, lại thường xuyên biến động, kiến thức về chính sách pháp luật và kỹ năng hoạt động cơng đồn cịn hạn chế, do vậy hiệu quả hoạt động cơng đồn chưa cao, cơng đồn chưa thực sự hấp dẫn với người lao động. Đặc biệt kinh phí cho hoạt động Cơng đồn ngày càng hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo điều kiện thuận lợi để Cơng đồn hoạt động. Chưa có cơ chế chính sách bảo vệ, động viên khuyến khích cán bộ cơng đồn. Cán bộ hoạt động kiêm chức vừa khơng có chế độ đãi ngộ, vừa dễ bị giới chủ mặc cảm, dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động nên ngại đấu tranh, không thiết tha với cơng tác cơng đồn.
Thứ hai, nội dung, phương thức hoạt động cơng đồn cơ sở chưa được cụ
thể hố cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp; việc kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của cấp trên đối với cấp dưới chưa được coi trọng. Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo chưa nghiêm. Bệnh hành chính, quan liêu, kinh nghiệm chủ nghĩa cịn khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ cơng đồn. Cơng tác kiện toàn tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp chỉ đạo đối với công đồn cấp trên cơ sở, cơng đồn ngành Trung ương và Liên đoàn Lao động địa phương còn những vướng mắc. Các chức năng của Cơng đồn cịn chậm được cụ thể hoá và vận dụng linh hoạt cho phù hợp với tổ chức Cơng đồn
trong các doanh nghiệp. Trình độ, năng lực của một số bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ cơng đồn cơ sở cịn yếu, khơng theo kịp với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và thực tiễn đất nước. Tính năng động, sáng tạo của một số cán bộ cơng đồn chưa cao, khả năng nhạy bén, nắm bắt tình hình, kinh nghiệm thực tiễn cịn yếu. Một số nội dung hoạt động được đặt ra cịn mang tính hình thức, chưa phù hợp với thực tiễn, hiệu quả thấp.
Thứ ba, công tác lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền đối với hoạt
động của các tổ chức cơng đồn cơ sở chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chưa nhận thức hết tầm quan trọng về việc thành lập tổ chức cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp, nên chưa thật quan tâm chỉ đạo công tác này mà gần như khoán trắng cho tổ chức cơng đồn các cấp thực hiện. Sự quản lý, phối hợp giữa tổ chức Cơng đồn với chính quyền các cấp có lúc, có nơi cịn chưa chặt chẽ thống nhất đã ảnh hưởng khơng ít đến kết quả kinh tế và hoạt động cơng đồn. Sự quan tâm chỉ đạo kiểm tra của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố đối với cơng đồn cơ sở chưa thường xuyên, cán bộ chỉ đạo còn thiếu kinh nghiệm, năng lực và trình độ chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, nhiều chủ doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho cơng đồn hoạt
độngcủa cơng đồn cơ sở. Khơng ít chủ doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ Luật Lao động, Luật Cơng đồn và các văn bản quy định của Nhà nước đối với người lao động, đối với tổ chức cơng đồn nên chưa ủng hộ việc thành lập Cơng đồn, hoặc chưa tạo điều kiện cho Cơng đồn hoạt động. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tổ chức công đồn cơ sở. Họ cho rằng, tổ chức cơng đồn chỉ địi hỏi quyền lợi, bênh vực người lao động chứ không bênh vực bảo vệ quyền lợi cho giới chủ doanh nghiệp, do đó khơng tạo điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất... cho tổ chức Cơng đồn hoạt động. Một số khác hiểu rõ những văn bản quy định của pháp luật, nhưng lại tìm cách trốn tránh để
trục lợi cho bản thân. Đó là rào cản làm hạn chế hiệu quả hoạt động cơng đồn. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có những biện pháp đối với những đơn vị, chủ doanh nghiệp không chịu thực hiện nghiêm túc pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật lao đông, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Thứ năm, trình độ cán bộ cơng đồn cơ sở cịn yếu và thiếu, cán bộ công đồn cơ sở chủ yếu hoạt động khơng chun trách, họ là người làm thuê hưởng lương từ doanh nghiệp, phải hoàn thành nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động, nên thời gian dành cho hoạt động cơng đồn khơng nhiều. Đội ngũ cán bộ này lại thường xuyên biến động, năng lực và trình độ về nghiệp vụ hoạt động cơng đồn, am hiểu về pháp luật và các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cơng nhân, lao động cịn hạn chế, do đó, gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục chủ doanh nghiệp ủng hộ tạo điều kiện cho hoạt động cơng đồn. Mặt khác, cán bộ cơng đồn thường là người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp, nên ở một số doanh nghiệp, họ còn e dè, nể nang, sợ mất việc làm mà không dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp khi quyền lợi chính đáng của người lao động bị vi phạm.
Tiểu kết Chƣơng 2
Cùng với chủ trương xây dựng một thành phố Đà Nẵng đáng sống, tạo dựng một môi trường sản xuất kinh doanh hiện đại, công bằng được quan tâm hàng đầu, vì vậy, việc phát triển đồn viên và xây dựng tổ chức cơng đồn cơ sở ở các doanh nghiệp của thành phố đã được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể. Đến nay, số doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn cơ sở là hơn 500 tổ chức, tổng số đồn viên cơng đồn là gần 60.000 người. Hầu hết các doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên đã có tổ chức cơng đồn cơ sở.
Các tổ chức cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp của thành phố đã tích cực tham gia thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động; thực hiện vai trò đại diện cho tập thể lao động... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế như vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức cơng đồn cịn mờ nhạt, hiệu quả thấp; công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động thực hiện chưa thường xuyên, một số cán bộ cơng đồn chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ người lao động...
Nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế là một số cán bộ cơng đồn hoạt động không chuyên trách, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động; chính sách, pháp luật đối với người lao động cịn nhiều hạn chế, bất cập; chưa có cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ cơng đồn cơ sở để họ dám đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; một bộ phận người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về tổ chức cơng đồn Việt Nam, cịn né tránh, chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động và pháp luật cơng đồn.
Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CƠNG ĐỒN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP