Lịch sát trùng áp dụng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty japfa comfeed việt nam văn yên yên bái (Trang 35 - 39)

Trong chuồng Thứ Chuồng nái chửa Chủ nhật Phun sát Thứ 2 trùng + rắc vôi Thứ 3 Thứ 4 Phun sát Thứ 5 trùng + rắc vôi Thứ 6 Thứ 7

- Trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Chẩn đốn lợn nái ni con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu gỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hơi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử

cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [15].

- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

Tiêm Amox-LA 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp cổ.

Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Toàn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/10 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Amox-LA 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp cổ.

Điều trị liên tục trong 3 ngày. * Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:

+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp khơng có kết quả, cần thiết phải can

thiệp bằng cách: Đeo găng tay chuyên dụng rồi sử dụng dung dịch bôi trơn thao tác, từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng valueline vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón cịn lại tạo thành một vịng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ.

+ Tiêm vitamin ADE-B. Complex liều 1ml/25 - 30 kg thể trọng để trợ sức cho lợn.

* Điều trị bệnh tiêu chảy lợn con bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Syvaquinol 100 inyectable: Liều dùng 0,3 - 0,5ml/10 kg thể trọng. 1ml/20 kg thể trọng, kết hợp với Atropin: 1 ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp cổ.

+ Điều trị liên tục 3 ngày.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, chúng em vừa tham gia chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni, kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty japfa comfeed việt nam văn yên yên bái (Trang 35 - 39)